Công diễn hai vở kịch kinh điển của Việt Nam và thế giới

Vào tối ngày 5 và 7/10 tới, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ diễn ra chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật với vở nhạc kịch Người tạc tượng của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận và vở vũ kịch Hồ Thiên Nga của Nga.
Hỉnh ảnh trong vở diễn Hồ Thiên Nga. (Nguồn: VNOB)
Hỉnh ảnh trong vở diễn Hồ Thiên Nga. (Nguồn: VNOB)

Nếu như Người tạc tượng là tác phẩm đỉnh cao của Việt Nam thì Hồ Thiên Nga lại là một trong những kiệt tác nghệ thuật thế giới được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam thực hiện trong dịp kỷ niệm này.

Kể từ khi công bố lần đầu tiên vào năm 1975 cho đến nay, vở “Người tạc tượng” của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận mới được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) phục dựng trở lại và công diễn nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập. Có thể nói, đây là một nỗ lực của VNOB khi quyết tâm dàn dựng và công diễn lại vở nhạc kịch được coi là di sản âm nhạc đỉnh cao của Việt Nam.

Vở nhạc kịch quy tụ một ekip sáng tạo lớn với nhiều nhân vật nổi tiếng như NSƯT Trần Ly Ly: chỉ đạo nghệ thuật, Biên tập - Đạo diễn âm nhạc và Chỉ huy: Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Đạo diễn sân khấu: NSƯT Trần Lực, Họa sĩ Hoàng Hà Tùng: Thiết kế mỹ thuật, NSND Hồng Phong: Đạo diễn múa. Nhiều diễn viên kỳ cựu cũng tham gia vở diễn như NSƯT Mạnh Dũng vai Thạch Sơn, Tố Loan, Bùi Thị Trang… và toàn bộ tập thể nghệ sĩ VNOB.

Nói về “Người tạc tượng”, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân tin tưởng vào các đồng nghiệp và sự thay đổi mang tính căn bản về nội dung tác phẩm. Ông cho biết: “Nội dung xuyên suốt của Người tạc tượng sẽ chủ yếu nói về tình yêu một thời khói lửa, sự thủy chung và tình yêu đất nước, chứ không quá nhấn mạnh vào cuộc chiến”.

Hơn 30 năm trôi qua, Ballet Việt chưa thể trình diễn một cách đầy đủ Hồ Thiên Nga mà chỉ là những trích đoạn nhỏ, lẻ hoặc đưa đoàn Ballet Nga về trình diễn. Điều này khiến nhiều nghệ sĩ tâm huyết với Ballet Việt ưu tư, lo lắng và tìm mọi cách dựng lại tác phẩm này.

Hồ Thiên Nga phiên bản VNOB về cơ bản vẫn được dựng theo trường phái Nga. Tuy nhiên, theo nghệ sĩ Lê Ngọc Văn, Đạo diễn - Biên đạo múa: “Hồ Thiên Nga của VNOB có sự xen kẽ, pha trộn những điểm nhấn riêng, tạo nên nét độc đáo của phiên bản Việt. Tôi đã tận dụng tối đa sự mềm mại của diễn viên, sự năng động và hoạt bát của các tài năng trẻ, cắt bỏ những phần rườm rà để tạo nên một Hồ Thiên Nga của người Việt”.

Vở vũ kịch Hồ Thiên Nga, với nhiều nét độc đáo mang đậm dấu ấn Việt Nam, sẽ quy tụ hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát, trong đó có những nghệ sĩ múa đã thành danh như NSƯT Đàm Hàn Giang, Thu Huệ, Thu Hằng, NSƯT Như Quỳnh và có sự hợp tác của Học viện Múa Việt Nam cùng dàn nhạc chơi live với hơn 60 nhạc công, dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.

Đặc biệt, phục trang của Hồ Thiên Nga do nhóm thiết kế Ellie Vu thực hiện sẽ mang đến cho vở diễn sự lộng lẫy của hoàng gia Nga, cùng sự bí ấn đầy ma thuật của họa tiết hoa sen Việt trên trang phục của các diễn viên.

Để chuẩn bị cho hai chương trình lớn như Người tạc tượng và Hồ Thiên Nga, toàn bộ cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, nhân viên của VNOB đã tích cực làm việc suốt nhiều tháng qua với toàn bộ tâm huyết, nhiệt tình và năng lượng.

Theo Thế giới & Việt Nam
Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.
Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng
(Ngày Nay) - Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường; những ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ ảnh hưởng không nhỏ đến các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực – Du lịch Bình Dương đã chính thức khai mạc thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Dương rộn ràng tuần lễ văn hóa - ẩm thực – du lịch 2024
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, tại Công viên Thủ Dầu Một (Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một), Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch Bình Dương đã chính thức khai mạc, mở ra không gian hội tụ văn hóa và ẩm thực đặc sắc, thu hút hàng trăm công nhân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Quang cảnh buổi hội thảo.
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024).
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.