Cống hiến theo cách của người trẻ

Nhiều người cho rằng phần lớn sinh viên đi du học và không về nữa, hoặc nếu có về thì cũng chọn làm cho các công ty liên doanh - nước ngoài chính là nguyên nhân khiến đất nước bị “chảy máu chất xám”. Tuy vậy, quan niệm về “chảy máu chất xám” nay đã thay đổi rất nhiều.
Cống hiến theo cách của người trẻ

Vì sao tôi chọn?

Không hẳn cứ phải làm việc cho doanh nghiệp nhà nước mới là cống hiến - đó là quan điểm chung và cũng là trải nghiệm của phần đông cựu du học sinh trong một buổi thảo luận có tên “Chọn nơi làm việc để cống hiến của bạn” (trong ảnh) vừa diễn ra tại Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Trần Thanh Thư - cựu du học sinh (DHS) Học viện Phát triển Quản lý Singapore (MDIS), hiện làm PR cho một công ty truyền thông lớn tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Không chỉ riêng vấn đề về thu nhập, bản thân những DHS như chúng tôi còn cảm thấy môi trường làm việc ở nước ngoài có điều kiện sáng tạo hơn”. Cụ thể, Thanh Thư giải thích: “Làm ở công ty nước ngoài, chúng tôi thoải mái ứng dụng những gì đã được học từ nước ngoài vào công việc. Cái quan trọng ở đây là sáng tạo chứ không phải lối mòn, miễn sao hoàn thành công việc đạt hiệu quả”.

Thu Hà, cựu DHS tại Singapore, nhân viên xuất nhập khẩu thuộc một công ty nước ngoài tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) đưa ra ý kiến: “Điều quan trọng vẫn là có những đóng góp cho sự phát triển chung của kinh tế đất nước chứ không phải việc chọn làm cho công ty nước ngoài hay Việt Nam”. Theo Thu Hà: “Từ một môi trường năng động của nền kinh tế mở, nhiều DHS đã được tích lũy kiến thức, thậm chí là cả kinh nghiệm làm việc nhưng lại phải buộc gắn kết với một môi trường không mấy nhanh nhạy chỉ khiến nhiều DHS thêm “lụi” kiến thức, chán nản với công việc. Về lâu về dài thì chẳng những không phát triển bản thân mà hiệu quả công việc sẽ ngày càng đi xuống”.

Cống hiến theo cách của người trẻ - anh 1

Cống hiến theo cách của người trẻ. (Ảnh minh họa)

Ngọc Anh, cựu DHS tại Trường Stanford University (Mỹ) thì lại khá thẳng thắn: “Những gì chúng tôi được học và muốn làm hiện khó thực hiện ở các doanh nghiệp Việt Nam. Do nhiều nguyên nhân như thiếu thốn điều kiện thực hiện, những vấn đề về thủ tục hành chính, về con người… khiến chúng tôi dù muốn gắn kết với các doanh nghiệp trong nước sau khi tốt nghiệp cũng thấy rất khó”.

Lý do của những phân vân

Phần lớn khách mời đồng ý với lý do chung nhất của việc DHS luôn cân nhắc sau khi tốt nghiệp mình sẽ ở lại làm việc hay về nước lập nghiệp, chọn công ty trong nước hay cho nước ngoài là bởi sự khác biệt môi trường làm việc trong nước và nước ngoài…

Tham dự buổi thảo luận, Nguyễn Mạnh Trung - sinh viên ngành xây dựng tại Australia chia sẻ: “Tôi đang lưỡng lự không biết sau khi tốt nghiệp mình có nên về nước hay ở lại để tiếp tục học và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Thật sự tôi rất muốn trở về quê nhà để làm việc nhưng mối quan tâm lớn nhất của tôi lúc này là một môi trường làm việc ở đây sẽ thế nào. Liệu những người trẻ như chúng tôi có được tạo mọi điều kiện để thỏa sức sáng tạo và cống hiến?”.

Có cái nhìn “thoáng” hơn về hiện tượng được đánh giá là “chảy máu chất xám”, chị Ngọc Anh, đại diện cho công ty nhân sự HR2B quan niệm: “Cái quan trọng là chúng ta đừng để lãng phí chất xám, nghĩa là phải để những người trí thức được làm việc đúng với chuyên môn, sở trường của họ dù đó là ở trong nước hay nước ngoài”.

Hợp tác cùng Thời Nay

Xem thêm:

Tự chủ đại học: Tránh nửa vời và trói buộc!

Việt Nam có nữ Giáo sư toán học thứ hai

Ngưỡng mộ cách mẹ Nhật “thả rông” để con tự lập

Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.