Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế

Sau 3 tháng nghiên cứu, Trung tâm Công nghệ lõi – TCT Giải Pháp DN Viettel ứng dụng thành công Blockchain vào Quản lý Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân.

Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế

Sau 3 tháng nghiên cứu, Trung tâm Công nghệ lõi – TCT Giải Pháp DN Viettel ứng dụng thành công Blockchain vào Quản lý Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân. Bước phát triển quan trọng khẳng định việc nghiên cứu, làm chủ công nghệ 4.0 của Viettel, mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm Viettel. 

Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 1

Trung tâm Công nghệ lõi trở thành đơn vị đầu tiên làm chủ, ứng dụng công nghệ Blockchain trong Tập đoàn Viettel với mục tiêu hướng đến xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hồ sơ sức khỏe của công dân trên toàn quốc.

Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 2

Trung tâm lựa chọn Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân để thử nghiệm vì đây là một bài toán mang ý nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, phạm vi và quy mô bài toán đủ lớn để các thành viên trong nhóm nghiên cứu kiểm chứng “độ trưởng thành” của công nghệ, đánh giá khả năng kiểm soát công nghệ đến mức nào. Đồng thời, qua thực tế, nhóm nghiên cứu sẽ phát hiện các vấn đề quan trọng, tìm ra được nhược điểm để hoàn thiện hơn công nghệ Blockchain của Viettel trong tương lai.

Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 3

Blockchain giúp cho hoạt động tương tác, phối hợp giữa người bệnh, các cơ sở y tế, bệnh viện, cửa hàng thuốc và các Bộ ban ngành liên quan diễn ra nhịp nhàng hơn. Đặc biệt, công nghệ này giúp gia tăng sự tin tưởng giữa các bên do loại bỏ được các yếu tố nghi ngờ lẫn nhau, không công bằng, thiếu minh bạch.

Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 4

Phần mềm Quản lý Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân của Viettel phát triển hiện đang lưu trữ cơ sở dữ liệu trên hệ thống cũ theo dạng quản trị tập trung. Tuy tiết kiệm tài nguyên lưu trữ nhưng nếu như bị tấn công và mất dữ liệu, hệ thống sẽ sụp đổ hoàn toàn, không thể khôi phục dữ liệu, dễ bị giả mạo. Bằng việc phát triển được Blockchain, Trung tâm Công nghệ lõi có thể chuyển cơ sở dữ liệu ấy vào Blockchain, giúp giải các vấn đề nêu trên. Hiện tại, Trung tâm đang gấp rút xây dựng, đóng gói công nghệ thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 5

Blockchain là đầu vào và đảm bảo dữ liệu chính xác do được tất cả các bên tham gia vào mạng lưới đồng thuận. Nhờ Blockchain, Big-Data (Phân tích dữ liệu lớn) mới có thể tiến hành phân tích, đánh giá dữ liệu chuẩn xác, đưa ra các kết quả, dự báo đúng. Sau khi đóng gói thành công sản phẩm Blockchain vào Quản lý Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân, Trung tâm Công nghệ lõi sẽ mở rộng quy mô nghiên cứu, ứng dụng công nghệ này vào nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác của Viettel và tung ra thị trường như: Ngân hàng tài chính, Quản lý chuỗi cung ứng, Logistic, Xuất nhập khẩu, Truy suất nguồn gốc, Kinh doanh…

Người dân, bệnh viện và ngành y tế đều hưởng lợi từ Blockchain Viettel 

Chia sẻ về lợi ích mà Blockchain mang lại cho y tế Việt Nam, anh Phạm Văn Tuân (Trung tâm Công nghệ lõi) Viettel khẳng định: Áp dụng Blockchain vào Quản lý Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí; giúp bệnh viện tối ưu khoảng 2.500 tỷ đồng/năm và phát triển ngành y học trên cả nước. 

Tiết kiệm thời gian, chi phí khám chữa bệnh cho người dân

Hiện nay, y tế Việt Nam đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong đó, vấn đề chia sẻ thông tin bệnh nhân với các bệnh viện đang rất phức tạp và chưa hình thành. Anh Tuân lấy ví dụ: “Cứ mỗi lần đến một cơ sở y tế, bệnh viện, người bệnh lại phải xếp hàng khai báo thông tin cá nhân từ đầu, thậm chí là làm lại những xét nghiệm căn bản mà ở các bệnh viện khác đã làm rồi. Thực tế những việc này khiến tiêu tốn mất 1-2 ngày”.

Điều này khiến người bệnh tốn thời gian và chi phí để lặp lại những hành động đã có. Ngoài ra, người Việt Nam không có thói quen giữ lại hồ sơ bệnh án sau mỗi lần điều trị, gây nên khó khăn cho các bác sĩ khi theo dõi bệnh tình.

Blockchain trong Quản lý Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân sẽ giúp lưu trữ lại toàn bộ lịch sử khám chữa bệnh của người dân. Nhờ đó, những thông tin căn bản như thông tin cá nhân, nhóm máu, tiểu sử bệnh, những lần khám chữa bệnh… đều được lưu lại và tái sử dụng. Người Việt Nam còn có thể chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của mình trong suốt cuộc đời.

Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 6

Anh Phạm Văn Tuân (Trung tâm Công nghệ lõi, Khối Giải pháp Doanh nghiệp, Viettel Telecom) phía bên phải.

Tất cả cơ sở y tế, bệnh viện toàn quốc tối ưu được khoảng 2.500 tỷ đồng/năm

Hiện nay, các cơ sở y tế, bệnh viện vẫn lưu trữ hồ sơ bệnh án dưới dạng văn bản cứng. Điều này gây tiêu tốn khoảng 2.300 – 2.500 tỷ đồng/năm cho hoạt động in ấn, lưu trữ hồ sơ của tất cả cơ sở y tế, bệnh viện. Đây là một con số rất lớn mà những đơn vị khám chữa bệnh có thể dùng vào nhiều việc có ích hơn như nâng cấp máy móc hiện đại, cải tạo hạ tầng, cải thiện chất lượng dịch vụ…

“Blockchain sẽ giúp số hóa các văn bản, hồ sơ bệnh án và nhân bản cho các bên liên quan. Các cơ quan quản lý y tế, bệnh nhân, cơ sở khám chữa bệnh, hiệu thuốc... đều nắm giữ một hồ sơ dữ liệu cá nhân như nhau, vì vậy ngành y tế sẽ tối ưu được một khoản chi phí khổng lồ và không lo bị mất dữ liệu”, anh Tuân chia sẻ.

Bên cạnh đó, các vấn đề đáng lo ngại như chỉnh sửa thông tin để thực hiện hành vi xấu cũng sẽ được giải quyết. Bởi vì dữ liệu hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân có rất nhiều bản giống nhau, mỗi bản chịu sự quản lý của các bên độc lập. Việc thay đổi thông tin, dữ liệu chỉ hợp lệ và thành công khi 100% các bên liên quan, bao gồm cả người dân đồng thuận. Blockchain giúp minh bạch hóa thông tin và tăng cường niềm tin của người dân vào ngành y tế Việt Nam.

Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 7

Anh Tuân chính là người theo đuổi dự án công nghệ Blockchain trong Quản lý Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân ngay từ những ngày đầu tiên.

Tạo cơ sở dữ liệu quan trọng cho ngành y tế Việt Nam

Blockchain do Viettel phát triển sẽ trở thành nơi tập hợp và lưu trữ hồ sơ khám chữa bệnh của từng người dân, tạo ra một cơ sở dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc nghiên cứu, dự báo, đề xuất khám chữa bệnh. Đó là một nguồn thông tin rất quan trọng giúp bác sĩ, dược sĩ và các nhà nghiên cứu về dịch bệnh có thể phân tích đặc thù của từng bệnh, tìm ra các phương án chữa trị mới hoặc truy xuất nguồn bùng phát dịch bệnh. Nhờ đó, thay vì bị động, các cơ quan quản lý y tế có thể đưa ra các hoạt động phòng và khám chữa bệnh chủ động hơn, thậm chí là dự báo trước một số bệnh sẽ bùng phát trong tương lai.

Từ Blockchain, 5 thành viên nghiên cứu tìm thấy các giá trị khác nhau 

Trung tâm Công nghệ lõi có hơn 20 thành viên, trong đó 5 người trực tiếp nghiên cứu và xây dựng công nghệ Blockchain. Đối với họ, việc nghiên cứu một công nghệ tiên tiến, mới mẻ mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau. Đó là niềm tự hào, cơ hội đóng góp cho xã hội, được học hỏi các lĩnh vực khác, được trưởng thành từ thực tế.

Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 8
Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 9
Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 10
Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 11
Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 12

Điều gì thu hút Tiến sĩ công nghệ Ý nghiên cứu Blockchain cho Viettel? 

Trong 5 người nghiên cứu Blockchain tại Trung tâm Công nghệ lõi, Trần Trung Hiếu (1988) là Tiến sĩ Điện - Điện tử đến từ Đại học Bách khoa Turin (Ý) - nằm trong top 75 trường kỹ thuật công nghệ hàng đầu thế giới. Có thể chọn con đường dễ dàng hơn cho mình nhưng Hiếu quyết định trở về Việt Nam, đầu quân cho Viettel.

Công nghệ Blockchain của Viettel áp dụng thành công vào sản phẩm y tế ảnh 13
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.
Kiến tạo tương lai cùng AI
Kiến tạo tương lai cùng AI
(Ngày Nay) - Việc công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lần đầu tiên được sử dụng để xử lý các câu hỏi trong chương trình “Giao lưu trực tuyến” với người dân vào ngày 19/12 tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã chứng minh rằng khai thác tiềm năng và sức mạnh của AI trong mọi lĩnh vực đang trở thành xu hướng chủ đạo trên thế giới.