1. IgNobel Vật lý:
Giải Ig Nobel Vật lý đã thuộc về nhóm các chuyên gia Nhật Bản Kiyoshi Mabuchi, Kensei Tanaka, Daichi Uchijima và Rina Sakai. Nghiên cứu đạt giải của họ được đăng trên tờ Tribology năm 2012.
Theo đó, Kiyoshi Mabuchi cùng các cộng sự đã tiến hành công trình đo lượng ma sát giữa một chiếc giày và một vỏ chuối, cũng như giữa một vỏ chuối với sàn nhà, khi một người giẫm lên vỏ chuối đang nằm trên sàn nhà.
Kết quả cho thấy ma sát giữa giầy và vỏ chuối chỉ bằng 20% so với ma sát giữa giày với sàn thông thường.
Với kết quả trên, nhóm chuyên gia đã ví sàn “vỏ chuối” cũng tương tự như bề mặt tuyết với hệ số ma sát rất nhỏ. Trong tương lai, nghiên cứu này có thể mở ra một công nghệ sản xuất vật liệu bề mặt mới.
2. IgNobel Thần kinh học:
Nghiên cứu nhà khoa học Kang Lee thuộc Đại học Toronto, Canada và các cộng sự đăng trên tạp chí Cortex tháng 4/2014 đã giành được giải thưởng này.
Các nhà khoa học đã nỗ lực tìm hiểu điều gì xảy ra trong bộ não của những người nhìn thấy khuôn mặt Chúa Jesus trong một lát bánh mỳ nướng bằng cách tiến hành chụp fRMI não của các tình nguyện viên khi được xem các khuôn mặt khác nhau.
Kết quả thu được chứng minh rằng: con người có xu hướng nhìn theo kỳ vọng, nghĩa là ta sẽ nhìn thấy những gì ta muốn thấy. Khi nhìn thấy một hình thù không rõ ràng, não bộ kích thích hoạt động của một vùng thần kinh đặc biệt, cho phép ta tưởng tượng ra điều mà ta muốn nhìn thấy. Đó là lý do rất nhiều người luôn cho rằng họ nhìn thấy Chúa Jesus hay Đức mẹ Maria trên… mặt bánh mì nướng.
3. IgNobel Tâm lý học:
Peter K Jonason thuộc Đại học Tây Sydney và các cộng sự với phát hiện những người hay thức khuya (nhóm "cú đêm") yêu bản thân mình hơn, xảo quyệt hơn và dễ bị tâm thần hơn những người thích dậy sớm.
Nghiên cứu này đã được đăng vào năm 2013 trên tờ Personality and Individual Differences.
4. IgNobel Sức khỏe cộng đồng:
Peter Jonason thuộc Đại học Charles, Cộng hòa Czech và các cộng sự với công trình tìm hiểu xem liệu việc sở hữu một con mèo có nguy hiểm về mặt tinh thần đối với một người hay không.
Theo đó, các nhà nghiên cứu trên phát hiện ra việc bị mèo cắn có thể gây nên tình trạng trầm cảm ở con người. Ngoài ra, lông mèo có chứa một kí sinh trùng đáng sợ có tên Toxoplasma gondii. Nếu bị nhiễm kí sinh trùng này, chúng sẽ xâm nhập vào não và gây nên biến đổi trong trung ương thần kinh của vật chủ, dẫn tới các rối loạn tâm thần và các bệnh lý khác.
Công trình này được công bố năm 2013 trên tạp chí trực tuyến PLOS ONE.
5. IgNobel Nghệ thuật:
Marina de Tommaso, Michele Sardaro và các đồng nghiệp đã nhận được giải Ig Nobel trong lĩnh vực nghệ thuật với việc chứng minh nghệ thuật xấu xí có thể làm đau con người.
Trong nghiên cứu của mình, các chuyên gia đã tiến hành đo mức độ đau của các tình nguyện viên khi chiếu laser vào bàn tay họ trong lúc ngắm các bức tranh khác nhau. Sau thí nghiệm, họ nhận thấy rằng: các tình nguyện viên cảm thấy đau hơn khi nhìn những tác phẩm xấu xí so với các tác phẩm đẹp đẽ.
Giải Ig Nobel là giải “nhại” theo giải Nobel và còn được gọi là giải "Nobel ngớ ngẩn". Giải thưởng này được trao cho những khám phá bất ngờ và gây cười ("đầu tiên làm con người cười, sau đó làm họ suy nghĩ”) thuộc các lĩnh vực tương tự giải Nobel “thật” như vật lý, hóa học, sinh lý học hay y học và bổ sung thêm sức khoẻ cộng đồng, kĩ thuật, và một số ngành khoa học khác.
Giải Ig Nobel được tổ chực chọn lựa và trao bởi tạp chí Annals of Improbable Research (Biên niên Nghiên cứu “bất khả thi”). Giải thưởng chỉ là một chiếc cúp tượng trưng và một tờ giấy chứng nhận. Người thắng giải phải tự túc mọi mặt khi đến dự trao thưởng.
Danh sách những “nhà Ig Nobel” được công bố và trao tặng hàng năm vào đầu mùa thu, trước và gần với thời gian mà giải Nobel chính thức được công bố. Giải Ig Nobel đầu tiên được trao vào năm 1991.
Trong lịch sử giải Ig Nobel có trường hợp đặc biệt là nhà Vật lý gốc Nga, Andre Geim, trở thành người đầu tiên nhận được cả 2 loại giải: Nobel truyền thống (năm 2010) và Ig Nobel (năm 2000). Điều này chứng tỏ tầm trí tuệ ở cả các tác giả của giải Ig Nobel.
>> Kinh hãi người phụ nữ tự tử bằng cách cho 1.000 con cá sấu xẻ thịt