Đà Nẵng: Phát triển bền vững với kinh tế tuần hoàn

0:00 / 0:00
0:00

Việc xây dựng kinh tế tuần hoàn sẽ giúp TP. Đà Nẵng hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh.

Một doanh nghiệp Đà Nẵng đổi mới công nghệ, hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn
Một doanh nghiệp Đà Nẵng đổi mới công nghệ, hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn

Việc xây dựng kinh tế tuần hoàn sẽ giúp TP. Đà Nẵng hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh.

Ngày 18/12, TP. Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo "Kinh tế tuần hoàn - Mô hình phát triển bền vững cho doanh nghiệp Đà Nẵng”.

Báo cáo của Sở TN&MT TP. Đà Nẵng cho biết, mỗi ngày có khoảng 1.100 tấn chất thải rắn được phát sinh và con số này được dự báo sẽ tăng hơn gấp đôi chỉ trong vòng 4-5 năm. Khoảng 90% chất thải này được đổ vào bãi rác, gây gánh nặng lớn cho quy hoạch của thành phố, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân địa phương.

Nhằm mục đích thúc đẩy thực hiện mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam nói chung và TP. Đà Nẵng nói riêng, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch về thực hiện “Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn Thành phố, trong đó xác định mục tiêu thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhận định trước thách thức tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiêm môi trường ngày một trầm trọng, nhiều quốc gia và khu vực kinh tế trên thế giới đã thay đổi chiến lược phát triển, hướng đến một nền kinh tế bền vững - nền kinh tế tuần hoàn. Việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn là cần thiết để hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên - năng lượng, ít carbon, vững mạnh và cạnh tranh.

“Mô hình kinh tế tuần hoàn được hiểu là hệ thống kinh tế có tính tái tạo và khôi phục, thông qua việc thay đổi hàng hóa, dịch vụ từ khâu thiết kế, sản xuất và tiêu dùng. Từ đó, kéo dài tuổi thọ của nguyên vật liệu, năng lượng trong chuỗi giá trị vòng đời của sản phẩm, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường. Ngoài ra, đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của của ngành khác, đồng thời, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu", Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay.

Theo ông Hồ Văn Tuấn, Phó Giám đốc VCCI Đà Nẵng, nếu áp dụng triệt để "tư duy tuần hoàn” trong hoạt động thiết kế, sản xuất và tái chế hàng hóa thì nền kinh tế tuần hoàn sẽ mở ra cơ hội thị trường trị giá ít nhất 4,5 nghìn tỷ USD cho doanh nghiệp, tạo ra hàng trăm triệu việc làm mới, giúp doanh nghiệp giảm thiểu bớt các rủi ro đến từ việc khan hiếm nguyên liệu và biến động giá tài nguyên. Đồng thời, sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp đón đầu chính sách khi các nhà lập pháp xây dựng thêm nhiều chính sách mới để định hướng hoạt động của doanh nghiệp theo chiến lược tăng trưởng xanh, bền vững.

Theo các chuyên gia, hiện nay mô hình kinh tế tuần hoàn vẫn chưa có được sự phát triển như mong đợi do còn gặp nhiều rào cản, cụ thể như: Việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi doanh nghiệp phải tốn thêm các chi phí đầu tư ban đầu, điều này giảm khả năng cạnh tranh, giảm lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cấu trúc tổ chức quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn có thể dẫn đến rối loạn, rủi ro cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, thách thức về công nghệ cũng là một trong những rào cản lớn đối với mô hình kinh tế tuần hoàn.

Hướng đến xây dựng kinh tế tuần hoàn tại TP. Đà Nẵng, các chuyên gia đề xuất Thành phố cần xây dựng lộ trình chi tiết, cụ thể cho quá trình chuyển đổi, trong đó ưu tiên giảm thiểu chất thải nhựa và túi nilon phát thải ra môi trường.

Đồng thời, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn như áp dụng công nghệ sạch, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, xem chất thải phải là nguồn tài nguyên cả về mặt sản xuất và tiêu dùng.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).