Đại dịch Covid-19: Bài test cho công nghệ giám sát của Trung Quốc

(Ngày Nay) - Gia Bài là một ngôi làng với dân số khoảng 6000 người tại thành phố Tấn Giang, phía đông nam tỉnh Phúc Kiến. Vào ngày 22/1, ngôi làng đã tổ chức một bữa tiệc để ăn mừng Tết cổ truyền sắp tới, hơn một nửa ngôi làng đã tới tham dự cuộc vui này, trong số các vị khách có một gia đình vừa trở về từ thành phố Vũ Hán – điểm khởi phát của đại dịch Covid-19.
Một người đàn ông đi bộ tại Bắc Kinh. Ảnh: AP
Một người đàn ông đi bộ tại Bắc Kinh. Ảnh: AP

Ngay ngày hôm sau, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố phong tỏa toàn bộ hệ thống giao thông công cộng, cũng như hạn chế đi lại đối với người dân Vũ Hán để ngăn chặn dịch bệnh đang có nguy cơ lan rộng trên cả nước.

Gia đình từ Vũ Hán này sau đó đã tham dự buổi tiệc hơn 100 bàn của người dân làng Gia Sơn. Sau đó, 7 người được xác định nhiễm bệnh, hơn 4.000 dân làng bị cách ly và 5 cán bộ bị sa thải vì sơ suất để lọt người, theo truyền thông địa phương.

Trong những năm gần đây, được hỗ trợ bởi một số công ty công nghệ thông tin lớn nhất thế giới và sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ tiên tiến bao gồm phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng một trong những mạng lưới giám sát hàng loạt tiên tiến nhất trên thế giới để giám sát các hoạt động hàng ngày của 1,4 tỷ công dân của đất nước.

Mạng lưới giám sát khổng lồ này bao gồm các hệ thống camera an ninh được lắp đặt trên toàn quốc và được mệnh danh là “lưới trời”.

Đại dịch Covid-19: Bài test cho công nghệ giám sát của Trung Quốc ảnh 1

Các công nghệ hiện đại giúp chính phủ Trung Quốc giám sát được người bệnh. Ảnh: AP

Hầu hết mọi thứ mà một người dân hiện nay làm, cho dù đó là thanh toán bằng điện thoại di động trong cửa hàng tạp hóa, đi tàu cao tốc, đến bệnh viện, chia sẻ ảnh trên mạng xã hội hoặc đơn giản là đi bộ trên vỉa hè, cũng đầu được ghi lại trong cơ sở dữ liệu được điều hành hoặc giám sát bởi chính phủ.

Khi bắt đầu bùng phát đại dịch, chính phủ Trung Quốc cho rằng những công nghệ này có thể nhanh chóng giúp theo dõi những người mang mầm bệnh, nhưng Bắc Kinh đã sớm nhận ra rằng cuộc chiến chống lại dịch Covid-19, theo lời của Chủ tịch Tập Cận Bình, là “một cuộc chiến toàn dân”.

"Chúng ta phải bước vào trận chiến này với sự tự tin và chúng ta sẽ giành chiến thắng", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói trên đài truyền hình nhà nước CCTV.

Theo Bộ Công an Trung Quốc, hơn 20 bệnh nhân bị nhiễm virus corona đang bị điều tra như mối đe dọa đối với an ninh công cộng vào ngày 7/2.

Các nghi phạm đã nói dối về hành trình của họ hoặc né tránh quy định tự động cách ly tại nhà riêng, một số người đã bị bệnh trong nhiều tuần, nhưng vẫn xuất hiện tại nơi công cộng – như đi tới khu trung tâm thương mại, ăn uống trong nhà hàng, hay thậm chí là đi gặp nha sĩ.

Những sự cố này đã xảy ra không chỉ ở những ngôi làng xa xôi như Gia Sơn, mà xuất hiện ở những vùng đô thị lớn với các biện pháp an ninh tối tân, như Bắc Kinh.

Sau khi dịch bệnh bùng phát, chính phủ yêu cầu tất cả công dân phải đeo khẩu trang ở các khu vực công cộng và chính quy định đeo khẩu trang có thể đã tạo điều kiện để những hành vi này xảy ra. Theo một số chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI), những người đã từng làm việc trong các chương trình mạng giám sát camera của chính phủ Trung Quốc. “Nếu tình trạng này tiếp diễn, hệ thống ‘lưới trời’ không thể phát huy tác dụng”, một vị chuyên gia nhận định.

Đại dịch Covid-19: Bài test cho công nghệ giám sát của Trung Quốc ảnh 2

Người dân đeo khẩu trang và đeo kính bảo hộ khiến hệ thống camera giám sát trở nên bị vô hiệu hóa. Ảnh: AP

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt hiện tại có thể xác định một công dân trong vài giây với độ chính xác hơn 99,9%. Được hỗ trợ bởi ứng dụng AI, các thành phố của Trung Quốc được mệnh danh là một trong những nơi an toàn nhất thế giới. Công nghệ này đã giúp Bắc Kinh giải quyết 100% các án mạng xảy ra trong và sau năm 2015, theo thống kê chính thức của Bộ Công an Trung Quốc.

Nhưng khẩu trang có thể làm giảm độ chính xác xuống còn 30% bằng cách che giấu nhiều đặc điểm trên khuôn mặt, theo một số chuyên gia.

Mặc dù vậy, chính phủ Trung Quốc vẫn có các công cụ khác để làm chủ tình hình. Theo các nguồn tin về các chương trình này, hơn 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và các nhà chức trách có thể tìm ra nơi ở của họ thông qua các công nghệ như mạng di động.

Một nhà cung cấp dịch vụ di động có thể cho biết có bao nhiêu người dùng từ Vũ Hán đang sống trong một khu dân cư.

Nhưng công nghệ này cũng tồn tại mặt trái của nó. Do thiếu sự bảo vệ quyền riêng tư, dữ liệu cá nhân bao gồm danh tính, ảnh cá nhân và số điện thoại của những người từng có mặt ở Vũ Hán có khả năng bị rò rỉ trên mạng internet và các phương tiện truyền thông xã hội. Nạn nhân của những vụ rò rỉ này đã nhận được những lời đe dọa qua tin nhắn, gọi điện hay thậm chí bị chính những hàng xóm của mình mạt sát do tâm lý lo sợ bị lây bệnh.

Luật sư Yuan Chenghui tại Bắc Kinh cho biết các những người dân bị ảnh hưởng có thể đứng ra kiện những người chịu trách nhiệm về vụ rò rỉ và tòa án Trung Quốc có khả năng bảo vệ quyền lợi của người dân.

Văn phòng Ủy ban các vấn đề không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã nhận ra vấn đề này và kịp thời đưa ra thông báo khẩn cấp cho chính quyền địa phương về việc cấm truy cập bất hợp pháp và làm rò rỉ dữ liệu cá nhân dưới lý do kiểm soát dịch bệnh.

“Tuy nhiên, tình hình bây giờ hơi giống thời chiến, chính phủ cần phải thực hiện một số hành động khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền riêng tư của công dân”, vị chuyên gia cho biết.

Ngoài ra, tại một số thị trấn và thành phố, như Sán Đầu ở tỉnh Quảng Đông, chính quyền đang sử dụng máy bay không người lái để phát hiện và nhắc nhở những người dân không đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố.

Đại dịch Covid-19: Bài test cho công nghệ giám sát của Trung Quốc ảnh 3

Một sĩ quan cảnh sát điều khiển máy bay không người lái mang mã vạch QR gần trạm thu phí đường cao tốc thành phố Thâm Quyến. Ảnh: AP

Nhưng thường thấy và nghe thấy nhiều nhất là các biểu ngữ và loa côn suất lớn, nhắc nhở người dân về những khẩu hiệu, chẳng hạn như: “Những người dân trở về từ Hồ Bắc mà không khai báo với chính quyền là những quả bom hẹn giờ”, hay “Người dân có biểu hiện ho, sốt phải tới ngay bệnh viện để khám bệnh”.

Trên các phương tiện truyền thông xã hội, hình ảnh và video của những khẩu hiệu này đã được phủ sóng mạnh mẽ để tạo ý thức cho người dân về việc tuân thủ các quy định phòng, chống dịch.

Trung Quốc luôn tự hào về những siêu máy tính lớn nhất thế giới, và các công ty công nghệ như Alibaba và Huawei đã cung cấp nền tảng dịch vụ đám mây mạnh mẽ của họ cho các nhà khoa học để nghiên cứu về virus corona, nhưng trả lời câu hỏi về việc virus biến đổi nhanh như thế nào vẫn khó nắm bắt.

Vào ngày 11/2, hơn 100 chủng virus đã được phân lập và thông tin di truyền của chúng được tải lên cơ sở dữ liệu công cộng, theo Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Theo một nhà khoa học hiện đang làm việc tại tiền tuyến Vũ Hán, virus corona chủng mới đã được thu thập bằng máy ly tâm hoặc các bộ lọc cực kỳ hiện đại và nhiều loại virus như cúm cũng có thể có trong mẫu bệnh nhân.

Mặc dù các bệnh nhân mang virus đã được xác định ở nhiều quốc gia, nhưng chỉ có Đức, Nhật Bản và Australia mới sở hữu các chủng sống cho đến nay.

Việc hóa giải trình tự các chủng virus này cũng tốn kém và mất thời gian. Nhiều gen không được thu thập đầy đủ, khiến AI khó theo dõi quá trình tiến hóa của virus khi nó lây từ người sang người.

Nhưng dịch bệnh chưa từng có này cũng có thể mang lại cơ hội mới cho AI và các công nghệ mới khác, theo một số chuyên gia.

“Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, dữ liệu lớn và AI đã hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực. Đây là một cơ hội cho cuộc đổ bộ quy mô lớn của các công nghệ mới”, Phó chủ tịch của Baidu, bà Wu Tian nói.

“Đồng thời, nó cũng cho thấy có rất nhiều cơ hội cho việc phát triển như xây dựng nền tảng dữ liệu cơ bản, hỗ trợ cho các hệ thống kỹ thuật quy mô lớn và sử dụng kết hợp các công nghệ khác nhau để giải quyết các vấn đề trong một số tình huống cụ thể”, bà Wu nói thêm.

Chẳng hạn, Huawei đã phát hiện ra 5 loại thuốc có khả năng ngăn chặn virus trong cơ thể bằng thuật toán AI. Một dây chuyền sản xuất thông minh mới của Nhật Bản đã giảm bớt tình trạng thiếu lao động và tăng gấp đôi sản lượng tại một nhà máy sản xuất khẩu trang ở thị trấn Tảo Trang, giúp kịp thời đáp ứng nhu cầu cực lớn của người dân Trung Quốc vào thời điểm này.

Một số công ty AI cũng lắp đặt camera tại các khu vực công cộng như sân bay và ga tàu điện ngầm để giúp chính phủ sàng lọc bệnh nhân bị sốt, đồng thời, thu thập dữ liệu từ những người đeo khẩu trang.

“Dữ liệu mới có thể giúp cải thiện công nghệ nhận dạng khuôn mặt và làm cho nó chính xác hơn để nhận diện khuôn mặt ngay cả khi đã bị bởi khẩu trang”, một nhà nghiên cứu AI cho biết.

Sau cuộc khủng hoảng này, chính phủ Trung Quốc có thể có nhu cầu cao hơn đối với công nghệ nhận dạng thế hệ mới và nó có thể thúc đẩy đầu tư và phát triển vào lĩnh vực tư nhân, ông nói.

Theo SCMP
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.