Đắk Lắk tiếp tục mưa lớn, cô lập nhiều khu dân cư

Từ sau cơn bão số 12 đến nay trên địa bàn Đắk Lắk liên tục xuất hiện nhiều đợt mưa lớn kéo dài khiến cho việc khắc phục hậu quả do bão gây ra chưa xong thì công trình khác tiếp tục hư hỏng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng nghìn hộ dân.
Mố cầu buôn Khóa bị đổ sập hoàn toàn.
Mố cầu buôn Khóa bị đổ sập hoàn toàn.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Cư Pui, huyện Krông Bông cho biết đang chờ mưa ngưng bớt để huy động xe tải đổ đất đấp lại mố cây cầu treo buôn Khóa bị đổ sập vào ngày 24/11. Trước đó, có bão số 12 quét qua đã làm mố cầu này bị hư hỏng nặng, chính quyền và người dân chưa kịp khắc phục thì mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày khiến nước lũ dâng cao làm sập mố cầu, cô lập 6 thôn với gần 1.200 hộ dân.

Cây cầu treo này là tuyến đường huyết mạch phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và học sinh trên địa bàn, khi bị xảy ra sự cố, chính quyền yêu cầu người dân ngừng lưu thông, cho học sinh nghỉ học trong ngày 24/11. Do trời vẫn tiếp tục mưa, không thể sửa chữa mố cầu nên người dân, học sinh phải đi đường vòng tránh trì hoãn công việc và để đảm bảo an toàn tính mạng. Ông Tâm cho biết thêm, trước mắt xã cho xe đổ đất lấp lại mố cầu cho người dân đi tạm. Về lâu dài, xã cũng đã báo cáo lên UBND huyện Krông Bông và Sở Giao thông vận tải tỉnh để có hướng khắc phục để người dân an tâm đi lại, nhất là mùa bão lũ đến.

Đắk Lắk tiếp tục mưa lớn, cô lập nhiều khu dân cư ảnh 1 Cầu buôn Pai Ar, xã Đăk Phơi bị cuốn trôi một phần.

Cơn bão 12 ập đến Đắk Lắk cũng cuốn trôi một phần cầu buôn Pai Ar, xã Đăk Phơi, huyện Lắk với chiều dài 15m, sạt lở một đoạn đường dẫn lên cầu T’Lông, xã Đăk Phơi. Hiện cầu không thể sử dụng được, chính quyền và người dân phải chặt cây tạm ngăn dòng suối để tạm qua lại. Đại diện chính quyền xã cũng đã báo cáo tình hình lên cấp trên, các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã có khảo sát thực tế, hy vọng cây cầu nhanh chóng được khắc phục để phương tiện và người có thể lưu thông qua đôi bờ. 

Theo Tiền Phong
 

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.