Đảm bảo thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân, hợp tác xã trồng lúa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng ngày 1/7, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chính phủ tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương về Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. Mục tiêu của dự thảo Nghị định là nhằm bảo đảm bảo đời sống cho người dân, HTX và những đơn vị phát triển cây lúa theo quy mô lớn.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay các địa phương được xác định là vùng trọng điểm về lúa, gạo vẫn gặp khó khăn về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Sản xuất lúa, gạo nói riêng, nông nghiệp nói chung vẫn còn phụ thuộc vào thị trường, khí hậu nên chưa thực sự đem lại hiệu quả, lợi ích nhanh như những ngành, lĩnh vực khác.

Vì vậy, Luật Đất đai và Nghị định về đất lúa phải có cơ chế, chính sách để các địa phương là vùng trọng điểm về lúa, gạo có thể thực hiện được nhiệm vụ chính trị, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Người nông dân, thành viên hợp tác xã được hỗ trợ tập trung, tạo điều kiện áp dụng khoa học, kỹ thuật, nâng cao năng suất, hướng đến sản xuất lớn, bảo đảm thu nhập, đời sống ổn định.

Nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, Luật Trồng trọt năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương tham mưu xây dựng Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung cho biết, Dự thảo Nghị định gồm 4 chương, 18 điều và các phụ lục, quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa; sử dụng một phần diện tích đất trồng lúa để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp; bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng các công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa; nộp tiền để bảo vệ phát triển đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ phát triển đất trồng lúa.

Riêng về khung chính sách hỗ trợ phát triển cho đất lúa nói chung, vùng chuyên canh lúa, vùng có năng suất, chất lượng cao trong Dự thảo gồm có các lớp chính sách, cơ chế về đầu tư công, chi thường xuyên, xã hội hóa, duy tu, bảo dưỡng, vận hành…

Đảm bảo thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân, hợp tác xã trồng lúa ảnh 1
Đảm bảo thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân, hợp tác xã trồng lúa.

Liên quan tới những chính sách này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Nghị định cần đưa vào các quy định, cơ chế mới, giúp tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, người trồng lúa ứng phó với rủi ro về biến đổi khí hậu, hỗ trợ phân bón, vật tư nông nghiệp, thiết bị nông nghiệp; tiếp cận thị trường… nhằm bảo đảm thu nhập, ổn định đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống.

Theo đó, các chính sách hỗ trợ hạ tầng, khoa học công nghệ, thương mại, dịch vụ, xây dựng công trình phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp… cần ưu tiên cho các vùng sản xuất quy mô lớn đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, mô hình liên kết giữa các hộ dân theo hướng đa mục tiêu với đề án hoạt động cụ thể.

Muốn làm được điều này, cần rà soát phạm vi điều chỉnh Nghị định để sát với yêu cầu của Luật Đất đai nhằm bảo đảm thống nhất, đồng bộ các quy định, thuật ngữ, khái niệm với các văn bản, pháp luật có liên quan.

Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa đang được khẩn trương hoàn thiện, đảm bảo đủ điều kiện để Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực sớm từ 1/8. Nếu các cơ chế chính sách trong nghị định được thông suốt, không bị chồng chéo sẽ giúp người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trồng lúa ở các địa nâng cao năng suất, chất lượng. Đồng thời, giúp Việt Nam xây dựng quy hoạch các vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ xuất khẩu bền vững…

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.
Kiến tạo tương lai cùng AI
Kiến tạo tương lai cùng AI
(Ngày Nay) - Việc công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lần đầu tiên được sử dụng để xử lý các câu hỏi trong chương trình “Giao lưu trực tuyến” với người dân vào ngày 19/12 tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã chứng minh rằng khai thác tiềm năng và sức mạnh của AI trong mọi lĩnh vực đang trở thành xu hướng chủ đạo trên thế giới.