Đằng sau nỗ lực gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ

(Ngày Nay) - Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức yêu cầu gia nhập nhóm các quốc gia thị trường mới nổi BRICS trong bối cảnh nước này tìm cách củng cố sức ảnh hưởng toàn cầu và xây dựng mối quan hệ mới ngoài các đồng minh phương Tây truyền thống.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Dẫn lời một số nguồn tin thân cận giấu tên, tờ Bloomberg đưa tin động thái ngoại giao mới của Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nguyện vọng vun đắp mối quan hệ với mọi bên trong một thế giới đa cực, đồng thời vẫn hoàn thành nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên chủ chốt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Vài tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn xin gia nhập BRICS khi thất vọng vì không đạt được tiến triển trong nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ để gia nhập Liên minh châu Âu. Nỗ lực này một phần cũng là kết quả của sự rạn nứt với các thành viên NATO khác sau khi Thổ Nhĩ Kỳ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga sau khi xung đột với Ukraine nổ ra vào năm 2022.

Bộ Ngoại giao và Văn phòng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối bình luận về lý do nước này xin gia nhập BRICS.

"Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành một quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng, uy tín và hiệu quả nếu cải thiện quan hệ với cả phương Đông và phương Tây cùng lúc. Những phương pháp nằm ngoài phương pháp này đều không có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ mà còn gây hại cho quốc gia”, Tổng thống Recep Erdogan phát biểu tại Istanbul vào cuối tuần.

Nhóm BRICS, được đặt theo tên của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, bao gồm một số nền kinh tế mới nổi lớn nhất. Đầu năm nay, BRICS có thêm bốn thành viên mới khi Iran, Các Tiểu vương quốc ArabThống nhất, Ethiopia và Ai Cập gia nhập.

Nguồn tin cho biết việc mở rộng hơn nữa của nhóm có thể được thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh tại Kazan, Nga, từ ngày 22-24/10. Malaysia, Thái Lan và đồng minh thân cận của Thổ Nhĩ Kỳ là Azerbaijan nằm trong số các quốc gia khác muốn tham gia.

BRICS luôn tự coi mình là một giải pháp thay thế cho các tổ chức do phương Tây thống trị như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Các thành viên mới có khả năng tiếp cận nguồn tài chính thông qua ngân hàng phát triển cũng như mở rộng các mối quan hệ chính trị và thương mại.

Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền của Tổng thống Erdogan từ lâu cáo buộc các quốc gia phương Tây cản trở ước mơ của Thổ Nhĩ Kỳ về một ngành công nghiệp quốc phòng tự cung tự cấp và nền kinh tế mạnh mẽ. Nhà lãnh đạo cũng thường xuyên bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng việc gia nhập BRICS có thể giúp nước này cải thiện hợp tác kinh tế với Nga và Trung Quốc, và trở thành cầu nối thương mại giữa EU và châu Á. Thổ Nhĩ Kỳ muốn trở thành trung tâm xuất khẩu khí đốt từ Nga và Trung Á.

Chính quyền của Tổng thống Erdogan cũng tìm cách cố gắng thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc - những công ty có khả năng tận dụng liên minh hải quan của Thổ Nhĩ Kỳ với EU để thúc đẩy khả năng tiếp cận thị trường của họ.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đàm phán để gia nhập EU từ năm 2005, nhưng gặp phải một loạt trở ngại. Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang nỗ lực song song để khôi phục các cuộc đàm phán gia nhập với EU. Đây vẫn là "mục tiêu chiến lược" sau khi nhà chức trách tham dự các cuộc đàm phán không chính thức với các đối tác EU lần đầu tiên sau 5 năm.

Các em nhỏ, cùng phụ huynh hào hứng tham gia buổi làm bánh Trung thu.
Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ
(Ngày Nay) - Tết Trung thu 2024 diễn ra trong những ngày miền Bắc gồng mình khắc phục cơn bão số 3. Tại Hà Nội, nhiều khu dân cư, trường học đã chuyển số tiền tổ chức Tết Trung thu sang từ thiện vùng lũ. Nhưng cũng có nơi vừa tổ chức buổi làm bánh Trung thu cho trẻ trải nghiệm, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ bằng việc làm thiết thực.
Nhóm nhạc BTS tại Lễ khởi động sáng kiến "Love Myself" của UNICEF tại Hàn Quốc. Ảnh: UNICEF
Gặp gỡ fan BTS đứng sau blog gây quỹ được gần 1 tỷ đồng ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
(Ngày Nay) - Trong những ngày qua, cộng đồng fan nhóm nhạc BTS tại Việt Nam (V-ARMY) đã một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình yêu và sự đoàn kết. Chiến dịch quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 từ nhiều blog, fanpage đã thành công ngoài mong đợi khi con số tổng cộng vượt 1,2 tỷ đồng.
Ngày mai ở Làng Nủ
Ngày mai ở Làng Nủ
(Ngày Nay) - Làng Nủ bình yên, làng Nủ xanh mát, làng Nủ… Cho đến cái ngày định mệnh 10/9. Cơn lũ từ đỉnh núi Voi đã san phẳng 37 ngôi nhà. Biến xóm làng bình yên trở thành một bãi bùn đất khổng lồ, tan hoang, tang tóc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể giảm do bão số 3
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Bộ trưởng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Có khoảng 1.000 người dân tại TP Hồ Chí Minh được khám tầm soát miễn phí bệnh lý về thận tại chương trình.
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
(Ngày Nay) - Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương về khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão Yagi
(Ngày Nay) - Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.