'Đánh đu' tính mạng của mẹ và bé khi sinh theo trào lưu 'thuận tự nhiên'

(Ngày Nay) - Trong thời gian gần đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một bà mẹ ở Hưng Yên kể về quá trình tự sinh con "tự nhiên" tại nhà và dấy lên trào lưu sinh con "thuận theo tự nhiên". Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, việc sinh con như vậy là "đánh đu" tính mạng của cả mẹ và bé.
 'Đánh đu' tính mạng của mẹ và bé khi sinh theo trào lưu 'thuận tự nhiên'

Theo như chia sẻ, người mẹ này ăn chay trong suốt thai kỳ và chị đã tự sinh con ở nhà, tự đỡ đẻ, không chích ngừa và da kề da với bé trong suốt 4 giờ sau sinh. Sau khi chào đời 30 phút, bé đã tự biết tìm đến ti mẹ. Đặc biệt, em bé không cắt dây rốn ngay mà để nhau thai gắn với cơ thể em bé cho đến khi dây rốn tự rụng. Sau 6 ngày, dây rốn của em bé tự rụng và được khen là rốn rất đẹp.

Nói về trường hợp sinh con "thuận theo tự nhiên" không có sự hỗ trợ nhân viên y tế, các chuyên gia y tế cho rằng, đây là một trào lưu rất phản khoa học và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đơn cử như vào đầu tháng 3, một bệnh viện ở Lào Cai đã tiếp nhận trường hợp sản phụ có tầng sinh môn bị phù nề chảy nhiều máu, đầu thai nhi lộ ra ở âm hộ và khi bé chào đời các bác sĩ phát hiện đầu bé có một vết thương dài 7cm, rộng 4cm. Sau khi hỏi người nhà thì được biết sản phụ này có ý định sinh con tự nhiên tại nhà. Tuy nhiên, do đẻ khó nên người nhà đã lấy dao rạch tầng sinh môn của sản phụ với mục đích để cháu bé chào đời nhanh nhưng vô tình đã rạch trúng đầu em bé.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) cho rằng trào lưu sinh con tại nhà, không cắt rốn để luôn bánh nhau rất phản khoa học và nguy hiểm; đồng thời khuyên mọi người không nên làm theo trào lưu này. "Chuyện sinh đẻ không cần thiết can thiệp bằng thuốc hay mổ, còn chuyện "tự tìm vú" là không an toàn mà phải hướng trẻ về phía vú mẹ, trẻ không tự tìm được thì sẽ đói, hạ đường huyết dẫn đến co giật và di chứng ở não", bác sĩ Khanh cho biết.

Bác sĩ Khanh phân tích thêm: "Cái bánh nhau giống như thịt cá, để ngoài môi trường là "ổ" cho vi trùng phát triển, nằm gần bé sơ sinh thì sẽ dễ uốn ván rốn, nhiễm trùng huyết, viêm màng não chữa không kịp sẽ chết và có thể lớn lên có nhiều di chứng".

Còn theo các bác sĩ sản khoa, sinh con tại nhà sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho mẹ và bé. Theo đó, người mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản như viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng tầng sinh môn; tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn và uốn ván rốn do vi khuẩn uốn ván "núp lùm" trong dao hay vật dụng gỉ sét sẵn sàng "gây chiến"; tăng nguy cơ băng huyết sau sinh do đờ tử cung hay sót nhau.

Bên cạnh đó, sản phụ còn tăng nguy cơ rách tầng sinh môn phức tạp vì lúc đó rặn em bé không đúng có thể rách nát cửa mình, rách qua hậu môn may phục hồi khó khăn, có thể để lại di chứng són phân hay rò âm đạo trực tràng sau này.

Sinh tự nhiên cũng có nguy cơ gây tử vong cho bé, như kẹt đầu em bé gây ngạt; ngôi thai ngang rặn không ra gây vỡ tử cung hay sa dây rốn, nhau tiền đạo... Ngoài ra, việc để sanh tự nhiên còn tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường hay lây nhiễm bệnh cho người xung quanh nếu lỡ bánh nhau có mang mầm bệnh trong bào thai mà không được xử lý rác y tế phù hợp.

Trước trào lưu "sinh thuận tự nhiên" được chia sẻ rộng rãi trên mạng, Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo: Khi mang thai, sinh đẻ, người phụ nữ phải đến cơ sở y tế để được quản lý thai, chăm sóc thai nghén, đỡ đẻ và chăm sóc mẹ và con sau đẻ đúng theo quy trình chuyên môn. Việc sinh đẻ tại nhà, tự đẻ mà không có cán bộ y tế hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ, sinh con và theo dõi, chăm sóc sau sinh có thể dẫn đến những nguy cơ, tai biến trầm trọng như băng huyết, vỡ tử cung, nhiễm trùng, mất tim thai, uốn ván sơ sinh, thậm chí tử vong mẹ và con…

Bộ Y tế cũng đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành phố thông tin, quán triệt đến các đơn vị trực thuộc có liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tăng cường công tác quản lý thai, chăm sóc thai nghén, đỡ đẻ, chăm sóc sau sinh tại các địa phương, đặc biệt là tuyến cơ sở, nhằm hạn chế tối đa tình trạng đẻ tại nhà, tự đỡ đẻ như trường hợp nêu trên.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông, tuyên truyền vận động người dân tại địa phương đi khám thai và sinh đẻ tại cơ sở y tế; đặc biệt tránh những hành vi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bà mẹ và em bé.

Theo Báo tin tức

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.