Đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết trong công cuộc chống dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 18 giờ ngày 21/8 đến 18 giờ ngày 22/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.214 ca mắc mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 11.208 ca ghi nhận trong nước.
Đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết trong công cuộc chống dịch COVID-19

Trong ngày 22/8 có 7.580 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 147.667 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 687 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 24 ca.

Trong hai ngày 21-22/8, Tiểu ban Điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo: Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 737 ca tử vong. Trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh (599 ca), Bình Dương (62 ca), Đồng Nai (25 ca), Tiền Giang (22 ca), Đồng Tháp (11 ca), Cần Thơ, Long An (mỗi địa phương 4 ca), Hà Nội, Bến Tre (mỗi địa phương 2 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long (mỗi địa phương 1 ca).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 22/8 là 8.277 ca, chiếm 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 348.059 ca mắc, đứng thứ 68/222 quốc gia và vùng lãnh thổ; về tỷ lệ ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.540 ca nhiễm).

Ở đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 343.972 ca, trong đó có 144.893 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Ngày 22/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 1099/CĐ-TTg về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có nêu rõ tăng cường giãn cách xã hội, hỗ trợ cao nhất về nhân lực, vật lực y tế, lực lượng quân đội, công an, các lực lượng cần thiết khác của Trung ương, các địa phương cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Với quan điểm đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19...

Đã tiêm hơn 17 triệu liều vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 21/8, cả nước có thêm 370.836 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 17.065.896 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 15.274.648 liều, tiêm mũi 2 là 1.791.248 liều

Sáng 22/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) đã bàn giao cho Bộ Y tế 1,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca. Đây là lô vaccine thứ 9 thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều của VNVC và AstraZeneca.

Lô vaccine này vừa được đưa về Việt Nam sáng 19/8, sau 3 ngày hoàn thành thủ tục kiểm định chất lượng và sáng 22/8 được chính thức bàn giao cho Bộ Y tế với 1.209.400 liều. Đáng chú ý, lô vaccine này được bàn giao cho Bộ Y tế ngay trước thời điểm Thành phố Hồ Chí Minh siết chặt hơn lệnh giãn cách xã hội với phương châm "ai ở đâu ở yên đó” từ 0 giờ ngày 23/8.

Chỉ sau 1 tuần kể từ khi lô vaccine thứ 8 gồm hơn 1,1 triệu liều được VNVC bàn giao cho Bộ Y tế, VNVC tiếp tục lần bàn giao lần thứ 9 với số lượng lớn với hơn 1,2 triệu liều, kịp thời đóng góp cho công tác phòng, chống dịch.

Kể từ ngày 9/7, đã có hơn 6,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Astra Zeneca được đưa về Việt Nam. Đến nay, VNVC đã đưa về Việt Nam gần 7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Astra Zeneca theo hợp đồng đặt mua 30 triệu liều từ tháng 11/2020. Toàn bộ số vaccine đã về được chuyển giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế.

Hiện Kiên Giang đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 3, tổng số liều được phân bổ là 123.510, đã tiêm 99.387 liều. Việc tiêm chủng được triển khai tại 134 điểm tiêm ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật, các trung tâm y tế huyện, thành phố và trạm y tế xã với 208 bàn tiêm. Tỉnh này đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg nên công suất tiêm mỗi bàn còn 80 người/ngày. Trong thời gian tới, số lượng vaccine về nhiều triển khai toàn dân sẽ nâng lên 140 người/ngày. Theo đó, tỉnh cần đào tạo thêm khoảng 270 nhân lực tiêm chủng để đảm bảo công suất đặt ra.

Sau 7 ngày điều trị COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh), chị P.T.T.T, 34 tuổi đã được xuất viện, trở về đoàn tụ bên gia đình. Tính đến thời điểm hiện tại (sau 10 ngày nhận bệnh nhân COVID đầu tiên), Trung tâm này đang điều trị cho hơn 200 bệnh nhân, trong đó có 20-30 bệnh nhân hết triệu chứng, đang làm xét nghiệm RT- PCR đánh giá, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được xuất viện về cách ly tại nhà...

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lân Hiếu: Số ca mắc mới của tỉnh Bình Dương đang tăng cao nhưng với việc áp dụng đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế thì số lượng bệnh nhân ra viện của Bình Dương những ngày qua cũng đã lập kỷ lục. Có ngày lên đến gần 5.000 người được ra viện. Số bệnh nhân công bố khỏi bệnh nhiều hơn số người mắc mới. Tỉnh đang đẩy mạnh xét nghiệm nhằm phát hiện người nhiễm COVID-19 là đúng hướng. Vì vậy, việc mở rộng cơ sở điều trị là cần thiết.

Chuẩn bị đầy đủ các mặt để “ai ở đầu ở yên đó” từ 0 giờ ngày 23/8

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 6 giờ ngày 22/8, Thành phố có 174.179 trường hợp mắc COVID-19. Hiện Thành phố đang điều trị 34.605 bệnh nhân, trong đó có 2.131 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.442 bệnh nhân nặng đang thở máy và 19 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong 8 ngày qua, Thành phố không phát sinh ổ dịch mới cần theo dõi, hiện còn 16 ổ dịch đang diễn tiến. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà hiện nay tại Thành phố là 40.576 người, trong đó có 20.208 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngày từ đầu và 20.368 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà...

Bắt đầu từ 0 giờ ngày 23/8, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường biện pháp chống COVID-19 với yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố với tổ dân phố. Trong ngày 22/8, người dân tiếp tục tận dụng thời gian mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm để chuẩn bị sẵn sàng thực hiện giãn cách xã hội "ai ở đâu ở yên đó" từ 0 giờ ngày 23/8.

UBND Thành phố đã ban hành văn bản khẩn số 2796/UBND-VX về việc tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó từ 0 giờ ngày 23/8 đến ngày 6/9, tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương đóng trên địa bàn triển khai thực hiện phương án 3 tại chỗ hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” (tối đa 1/4 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị) và phải có mặt tại cơ quan, đơn vị trước 0 giờ ngày 23/8. Riêng lực lượng giao hàng sử dụng ứng dụng công nghệ (shipper) tạm ngưng hoạt động tại Thành phố Thủ Đức và các quận - huyện 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn.

Người dân trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo tinh thần "ai ở đâu ở đó", không đi ra đường, không đi mua hàng trực tiếp. Chính quyền địa phương đảm bảo phương thức phân phối hàng hóa, thực phẩm thiết yếu phù hợp đến người dân. Trên cơ sở đánh giá nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của khoảng 9,4 triệu dân, Thành phố dự kiến cung cấp theo nhu cầu tiêu dùng bình quân các mặt hàng thiết yếu của người dân.

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn khẩn gửi UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện cũng như UBND phường, xã, thị trấn hướng dẫn chăm sóc y tế cho người dân trong thời gian siết chặt giãn cách xã hội từ 23/8.

Theo đó, trong 2 tuần siết chặt giãn cách xã hội Thành phố sẽ lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng. Các đội xét nghiệm của quận, huyện và thành phố Thủ Đức sẽ thực hiện lấy mẫu tại các địa bàn phường, xã, thị trấn. Đáng chú ý, đợt xét nghiệm tầm soát này sẽ tăng cường làm xét nghiệm test nhanh, điểm mới là hướng dẫn cho người dân tự làm xét nghiệm nhanh tại nhà...

Chiều 22/8, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hướng dẫn cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 (test nhanh) tại hẻm 466 đường Lê Văn Sỹ, phường 14, Quận 3. Mô hình này sẽ giúp địa phương phát hiện sớm nhất, nhanh nhất ca bệnh nghi ngờ để có biện pháp xét nghiệm khẳng định, khoanh vùng và dập dịch; đồng thời cũng làm giảm tải cho ngành y tế trước áp lực xét nghiệm diện rộng.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.