Đây là con vịt hay con thỏ?

Bức tranh 100 tuổi này sẽ lý giải rất nhiều điều về con người bạn. Vậy bạn nhìn thấy đây là con thỏ hay con vịt?
Đây là con vịt hay con thỏ?

Vịt hay thỏ? Thỏ hay vịt? Hay bạn chẳng thấy con gì cả?

Đây là câu hỏi đang gây bão trên các trang mạng xã hội trong những ngày vừa qua khi người dùng trên khắp thế giới bình luận và tranh cãi rằng đây là con vịt hay con thỏ, mặc dù bức tranh này đã ra đời từ hơn 100 năm trước.

Đây là con vịt hay con thỏ? ảnh 1

Các nhà tâm lý học cho biết, bức tranh đặc biệt này có thể hé lộ rất nhiều điều về cách thức hoạt động của não bộ.

Việc bạn nhìn thấy con vịt trước hay con thỏ trước cũng như thời gian bạn phát hiện ra hình ảnh của con vật thứ hai là bao lâu sẽ xác định biên độ sáng tạo của bạn cũng như tốc độ hoạt động của bộ não.

Bức tranh này xuất hiện lần đầu tiên trên một cuốn tạp chí của Đức khoảng năm 1892 nhưng cho tới tận năm 1899 nó mới được nhiều người biết tới nhờ nhà tâm lý học người Mỹ Joseph Jastrow.

Jastrow đã sử dụng bức tranh này để khẳng định rằng chúng ta không chỉ “nhìn” bằng mắt mà còn cả bằng bộ não nữa. Nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng những người càng sáng tạo thì họ sẽ phát hiện ra hình ảnh của cả 2 con vật càng nhanh.

Những người nào dễ dàng nhìn thấy 2 con vật thỏ và vịt trong bức ảnh này sẽ có thể chỉ ra 5 công dụng khác nhau của một đồ vật thông thường mà hàng ngày chúng ta tiếp xúc. Ngược lại, những người không thể nhìn ra con vật thứ hai sẽ chỉ đưa ra chưa đến 2 công dụng mới cho một đồ vật.

Điều này cho thấy bạn càng sáng tạo thì lại càng dễ dàng nhìn thấy hai con vật. Khoảnh khắc bạn nhìn ra con vật thứ hai giống như giây phút bạn lóe lên ý tưởng sáng tạo và điều đó tương đương với việc bạn nhận ra rằng thế giới có thể được nhìn theo một cách khác.

Những người có biên độ sáng tạo lớn thường thể hiện tài năng tìm ra những công dụng mới của một vật cũ hoặc tìm ra mối liên hệ giữa hai đồ vật hoặc hai ý tưởng dường như chẳng liên quan tới nhau.

Khi tiến hành thí nghiệm này đối với trẻ em vào những thời điểm khác nhau thì kết quả cũng thay đổi theo. Nếu đưa ra bức tranh ra vào dịp lễ Phục sinh, thông thường trẻ em sẽ thấy đây là một con thỏ. Nếu đưa ra bức tranh vào tháng Mười, chúng sẽ thấy hình ảnh của một con vịt đầu tiên.

Nhưng đối với những người sử dụng mạng xã hội hiện nay, phản ứng của họ rất đa dạng, từ bất ngờ, ngạc nhiên sang thất vọng, sau đó là chế giễu hình ảnh, thu hút hàng trăm bình luận và hàng ngàn lượt thích.

Vậy bạn nhìn thấy con gì?

Danh Tuyên (theo Daily Mail)

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).