Đẩy mạnh phổ biến văn hóa trên nền tảng trực tuyến

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ VH-TT-DL đặt ra nhiệm vụ và giải pháp chấn hưng, phát triển văn hóa VN, trong đó có phát triển mô hình nhà hát online, bảo tàng online và đưa phim Việt lên kênh YouTube của Viện phim VN.
Đẩy mạnh phổ biến văn hóa trên nền tảng trực tuyến

Rút ngắn khoảng cách thụ hưởng văn hóa

Trong cuộc làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Bộ VH-TT-DL mới đây, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành mình phụ trách. Theo đó, Bộ VH-TT-DL xác định nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chấn hưng, phát triển văn hóa VN, từng bước cụ thể hóa vai trò của văn hóa - "hệ điều tiết" trong sự vận động mọi mặt của đời sống.

Cụ thể, Bộ trưởng Hùng báo cáo: "Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục triển khai, phát triển các mô hình nhà hát online, bảo tàng online, tổ chức các tuần phim, liên hoan phim theo chủ đề và phổ biến 50 bộ phim VN trên kênh YouTube của Viện phim VN để người dân trên mọi miền Tổ quốc có thể tiếp cận, thưởng thức, từng bước rút ngắn khoảng cách thụ hưởng văn hóa của nhân dân".

Còn nhớ, những vấn đề về nhà hát online và phổ biến phim trên kênh YouTube của Viện phim VN cũng đã được Bộ VH-TT-DL đặt ra trong thời kỳ dịch Covid-19. NSND Nguyễn Quang Vinh, quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT-DL), khi đó cho biết Bộ sẽ đặt hàng với nhà hát các chương trình nghệ thuật và phát trực tiếp trên kênh online chung là kênh của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Trên đó, các chương trình biểu diễn có thể được livestream hoặc chia nhỏ để phát lại. Các nhà hát cũng sẽ đẩy các video lên kênh của riêng mình.

Tuy nhiên, sau một thời gian, các kênh YouTube của các nhà hát vẫn chưa có nội dung gì đột phá. Họ vẫn chủ yếu đưa lên các trailer hay trích đoạn vở diễn. Còn chương trình diễn trước, không khán giả mà Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức, phát trên kênh của cục này thì lượng người xem thấp; chỉ nhiều lên đáng kể khi các nghệ sĩ nổi tiếng chia sẻ trên trang mạng xã hội cá nhân mình.

Những bộ phim của Viện phim VN đưa lên kênh riêng cũng ngay lập tức gặp rắc rối về bản quyền. Ví dụ, Viện phim VN đã cắt phần thông tin về ê kíp thực hiện của phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông; nhiều bộ phim khác thậm chí còn bị Viện phim VN đóng logo của mình khi đưa lên YouTube. Ngoài ra, nhiều bộ phim của Hãng phim truyện VN không thuộc quyền sở hữu của Viện phim VN cũng được mang ra chiếu. Sau đó, kế hoạch đưa phim lên kênh này đã liên tục phải hủy bỏ.

Cần kế hoạch tổng thể

Mặc dù Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đặt ra nhiệm vụ chấn hưng văn hóa qua rút ngắn khoảng cách thụ hưởng nhờ nhà hát số, điện ảnh số như vậy, song để thực hiện còn nhiều vấn đề. Bản thân các đơn vị liên quan cũng chưa có kế hoạch cụ thể để thực hiện nhiệm vụ.

Về việc đưa 50 phim VN lên YouTube của Viện phim VN, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VH-TT-DL), cho biết ông chưa có thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ này. Ông Nguyễn Huy Hoàng, Viện trưởng Viện phim VN, cũng cho biết chứ chưa biết gì. Ông Hoàng chia sẻ nếu thực hiện, Viện phim VN sẽ phải chờ chỉ đạo và hướng dẫn triển khai của Bộ VH-TT-DL và Cục Điện ảnh. Về hiệu quả của việc đưa phim lên kênh của viện, ông Hoàng nói: "Chúng tôi mới đang làm thử nghiệm trên kênh YouTube". Theo ông Vi Kiến Thành, để đưa phim lên kênh này cần phải có kế hoạch lựa chọn 50 bộ phim; điều này cần được bàn bạc kỹ lưỡng. Các vấn đề về bản quyền cũng phải tính kỹ càng.

Trong khi đó, về phía các nhà hát, với đặc thù vở diễn nên được xem trực tiếp, câu chuyện nhà hát online cũng rất khó. NSND Triệu Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát Cải lương VN, cho biết nhà hát của ông cũng chưa diễn trực tiếp trên kênh riêng dù vẫn quay các trích đoạn vở và đưa lên. "Nếu giờ làm nhà hát online thì phải có cả hệ thống máy móc. Máy móc thì chưa có; người quay, người dựng cũng không có. Chúng tôi mới đưa các video quay vở diễn lên, làm kênh dạng sơ khai", ông Kiên nói.

Bà Cao Ngọc Ánh, Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, cho biết nhà hát cũng chưa đưa các vở diễn lên mạng. Đơn vị của bà sở hữu thế mạnh là có nhà hát để biểu diễn. Vì thế, ngay sau dịch Covid-19, từ ngày 18.3.2022, họ đã quay trở lại diễn bình thường, giữ guồng diễn cuối tuần vào thứ bảy, chủ nhật.

"Những vở diễn khi đưa lên online phải được truyền hình hóa, biên tập lại, chứ nếu chỉ quay đơn giản thì sẽ rất nhàm chán về khuôn hình, về tốc độ thoại… Nếu chiếu nguyên một vở kịch lên thì độ hay giảm đến 60%. Đưa lên phải tính nên chúng tôi vẫn diễn ở nhà hát bình thường thôi", bà Ánh nói và cho rằng: "Xu thế số hóa là tất yếu, nhưng nếu tiết kiệm đưa vở diễn lên mà không qua khâu biên tập truyền hình thì sẽ không hiệu quả".

Còn theo ông Triệu Trung Kiên: "Nếu làm nhà hát online thì phải có một cái app, người ta vào đó chọn xem tuồng, chèo hay cải lương; rồi người xem vào đó có giờ, có vé, phải đóng tiền để xem. Cái đó phải có chủ xướng, giao cho một đơn vị thực hiện, các đơn vị khác góp sức, chứ nếu mỗi nhà hát một nhà hát online thì chúng tôi cũng không đủ nguồn lực mà làm kênh như thế".

Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
(Ngày Nay) - Ngày 30/10, theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), kết thúc đợt tập huấn tại Thái Lan với 2 trận giao hữu chất lượng, Huấn luyện viên trưởng Diego Raul Giustozzi đã đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024.
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
(Ngày Nay) - Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở Nam Bộ. Với hơn 200 năm tuổi, chùa Tà Ngáo còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer của tỉnh An Giang.
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
(Ngày Nay) - Các bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Kinh (PUMCH) ở Trung Quốc đã phát triển một hệ thống nhiệt học hồng ngoại dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI-IRT) để sàng lọc ung thư vú, cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra nguy cơ ung thư thông qua một ứng dụng bằng cách kết nối các camera hồng ngoại với điện thoại thông minh của họ.
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
(Ngày Nay) -  Chiều 29/10, bà Võ Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phước Tân 1 (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, nhà trường đang huy động toàn bộ nhân lực thực hiện dọn dẹp vệ sinh trường lớp sau khi lũ từ thượng nguồn đổ về làm toàn bộ ngôi trường ngập trong biển nước, hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học. Dự kiến ngày 30/10, sau khi nước lũ rút, trường sẽ đón học sinh trở lại học.
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 29/10/2024, Vietjet và Emirates đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng kết nối giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Dubai, UAE, cũng như các điểm đến toàn cầu, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy du lịch và thương mại giữa hai quốc gia, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và giao thương.
Sâu bột - Giải pháp xử lý rác thải nhựa
Sâu bột - Giải pháp xử lý rác thải nhựa
(Ngày Nay) -  Ngày 28/10, các nhà khoa học liên kết với Trung tâm quốc tế về sinh thái và sinh lý học côn trùng (ICIPE), có trụ sở tại Nairobi (Kenya), thông báo sâu bột chính là một trong những giải pháp đầy hứa hẹn đối với mối đe dọa từ rác thải nhựa.