Di chứng phổi và hô hấp hậu Covid-19: Phòng tránh thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việt Nam đã ghi nhận hơn 2 triệu ca mắc Covid-19, chiếm gần 2% dân số, trong đó, không ít người mắc hội chứng hậu Covid-19 liên quan đến phổi và hô hấp.

3 tuần sau khi điều trị Covid-19, anh Lê Duật - sống tại TP.HCM được xuất viện trở về nhà. Thế nhưng tình trạng sức khỏe của anh vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Trong viện, anh bị mất ngủ triền miên và khi đã khỏi Covid-19 giấc ngủ của anh vẫn rất kém. Đặc biệt, chức năng phổi vẫn rất yếu khiến anh không thể vận động được bình thường.

Cũng là một trong những bệnh nhân tại TP.HCM nhưng anh Phan Văn Lưu bị mắc Covid-19 và diễn tiến của bệnh rất nặng. Anh được các y bác sỹ cứu chữa và điều trị suốt hơn 1 tháng trong bệnh viện. Thời điểm nặng nhất, anh được các y bác sỹ hỗ trợ thở máy. Chính vì thế, thời điểm anh được xuất viện vì đã âm tính với Covid-19, thể trạng của anh Lưu rất yếu. Tuần đầu tiên sau khi được về nhà, anh Lưu xuất hiện hàng loạt các triệu chứng: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, hụt hơi, đau ngực, ho kéo dài. Những cơn ho kéo dài đến 5-10 phút không dứt. Anh cố gắng dùng nhiều biện pháp hỗ trợ, tránh sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Tuy nhiên, anh xác định phải 6 tháng nữa may ra anh mới hồi phục hoàn toàn và có được sức khỏe như trước kia.

Những di chứng về phổi và hô hấp sau khi mắc Covid-19 có thể kéo dài tùy vào thể trạng và cơ địa của từng người. Tuy nhiên, khi bị các di chứng hậu Covid chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm rõ rệt và nỗi ám ảnh về căn bệnh nguy hiểm này dường như không thể chấm dứt vì sự đeo bám dai dẳng của những cơn ho và khó thở triền miên.

Di chứng phổi và hô hấp hậu Covid-19: Phòng tránh thế nào? ảnh 1

Những bệnh nhân hậu Covid-19 trên 65 tuổi có bệnh nền dễ gặp di chứng về phổi và hô hấp

PGS-TS- BS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các di chứng về hô hấp và phổi ở những bệnh nhân sau mắc Covid-19 xuất hiện phổ biến với các triệu chứng như ho khan kéo dài, tức ngực, khó thở, ngáy và ngưng thở khi ngủ. Các bệnh nhân hậu Covid-19 gặp các triệu chứng này cũng đã đến khám tại Trung tâm hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai khá nhiều, trong đó không ít người bị xơ hóa phổi, thậm chí có trường hợp vẫn tồn tại tổn thương phổi sau khi khỏi Covid-19.

Theo BS Phan Thu Phương, các bệnh nhân hậu Covid liên quan đến phổi và hô hấp có thể gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt ở những bệnh nhân gặp phải tình trạng suy hô hấp trong thời gian bị Covid-19 phải thở oxy, thở máy… có các tổn thương phổi hoặc các bệnh nhân trên 65 tuổi có bệnh lý nền… Do đó, những bệnh nhân có những triệu chứng hô hấp kéo dài từ 4-12 tuần hoặc kéo dài sau 3 tháng phải đến những cơ sở y tế để khám để phát hiện di chứng và kịp thời can thiệp.

Di chứng phổi và hô hấp hậu Covid-19: Phòng tránh thế nào? ảnh 2

Tăng cường tập thở khi mắc Covid-19 để giảm di chứng sau khi khỏi bệnh

Những tác động tiêu cực đến sức khỏe khi bị mắc các bệnh lý hậu Covid-19 là điều chúng ta không hề mong muốn. Việc điều trị hiện nay phụ thuộc vào chính các bệnh nhân và mức độ bệnh của họ. Với các bệnh nhân Covid-19 nặng, xuất hiện xơ sẹo phổi hậu Covid sẽ phải điều trị dài ngày, sử dụng thuốc chống viêm, hỗ trợ hô hấp … Hiệu quả điều trị chỉ có thể đánh giá sau quá trình điều trị.

Còn các trường hợp tổn thương phổi được phát hiện sớm, có phác đồ điều trị phù hợp có thể mang lại hiệu quả tốt trong quá trình hồi phục. Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường thực hiện các bài tập ho, tập thở tăng khả năng của hệ hô hấp, điều này sẽ giúp quá trình phục hồi tốt hơn.

Để phòng các di chứng hậu Covid liên quan đến phổi và hô hấp, người bệnh nên tuân thủ tốt các hướng dẫn của thầy thuốc trong quá trình điều trị khi mắc Covid-19. Các bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám sớm sau khi khỏi Covid-19. Hiện Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện khám và tư vấn cho các bệnh nhân gặp phải các triệu chứng hậu Covid với các chuyên khoa khác nhau, góp phần giúp các bệnh nhân cải thiện tình trạng sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo VOV
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.