Dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm thế nào, có lây lan sang người không?

(Ngày Nay) - Tuy được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bởi nguyên nhân gây bệnh từ vi rút, cơ chế lây bệnh nhanh chóng và qua nhiều đường truyền khác nhau nhưng dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 2 tỉnh thành Việt Nam.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 2 tỉnh thành Việt Nam.

Như Ngày Nay đã thông tin trước đó, tại Hưng Yên đã phát hiện tại hộ ông Dương Văn Vũ (xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên), ông Lê Xuân Tình (xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ - Hưng Yên) có bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Cùng với đó, phía Thái Bình cũng đã phát hiện bệnh ở một số hộ chăn nuôi tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà.

Dấu hiệu nhận biết dịch tả lợn châu Phi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi có cơ chế lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Biểu hiện lợn bệnh là sốt rất cao, chết từ từ chứ không chết ồ ạt như các loại bệnh lây qua đường hô hấp.

Do hiện tại không có thuốc chữa, lợn mắc bệnh có tỷ lệ chết 100% ở tất cả các loại lợn con, lợn choai, lợn thịt. Cục Thú y đã lấy hàng trăm mẫu phân tích đối với các đàn lợn ở khu vực xung quanh ổ dịch được phát hiện và đang chờ kết quả chính thức.

Nguyên nhân khiến dịch tả lợn châu Phi lan nhanh

Giải thích về nguyên nhân bệnh xuất hiện ở các tỉnh nằm sâu trong nội địa, ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng cục Thú Y (Bộ NN-PTNT) nói:

Thứ nhất, nguồn vi rút có thể phát tán qua các loài chim di cư từ nơi có khí hậu lạnh đến nơi ấm hơn. Hiện tại đang là thời điểm chim di cư từ các nước Nga, Trung Quốc, Mông Cổ... đang có dịch bệnh này.

Thứ hai, do thói quen của người dân, khách du lịch mang theo thực phẩm thịt lợn có mầm bệnh vào Việt Nam, tương tự như đã phát hiện tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.

Thứ ba, bệnh dịch tả lợn gây nên bởi vi rút có sức đề kháng cao thuộc họ Flaviviridiae, tồn tại trong chuồng heo ở nhiệt độ khoảng 37 độ C. Do vậy, nếu chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ, không tiến hành tiêu độc, khử trùng định kỳ thì các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh rất dễ phát sinh và tấn công. Khi vi rút này xuất hiện trong chuồng trại sẽ bị diệt ở nhiệt độ 60 độ C trong 1 tiếng. Heo nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng bệnh dịch tả heo rất rõ rệt và khá dễ để phân biệt với các loại bệnh khác.

Thứ tư, dịch tả được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bởi nguyên nhân gây bệnh từ vi rút, cơ chế lây bệnh nhanh chóng và qua nhiều đường truyền khác nhau. Dịch tả có thể lây lan qua đường tiêu hóa ăn uống, qua đường hô hấp, thông qua các vùng da bị trầy xước, tinh dịch,… Vi rút gây dịch tả có thể đi ra ngoài cơ thể con nhiễm bệnh qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì vậy khả năng lây lan cho các con trong đàn rất cao. Dịch tả có thể truyền nhiễm từ heo mẹ sang heo con.

Dịch tả lợn châu Phi có lây lan sang người không?

Cục trưởng Cục Thú Y khẳng định, dù đã phát hiện dịch nhưng đây là những ổ dịch nhỏ nên người dân không nên hoang mang. Cần chủ động áp dụng các biện pháp để phòng chống dịch, nhất là các biện pháp sinh học như rắc vôi bột xung quanh chuồng trại, tiêu độc khử trùng.

Cũng theo ông Phạm Văn Đông, dịch tả lợn châu Phi là bệnh đặc chủng của con lợn, nên không lây sang các động vật khác. Bệnh không lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn mà lựa chọn những sản phẩm có đủ truy xuất nguồn gốc xuất xứ. 

Cần chủ động ngăn chặn kịp thời

Ngay sau khi nắm bắt được thông tin này, Cục Thú Y đã ngay lập tức cùng với các địa phương đã vào cuộc chỉ đạo quyết liệt đồng bộ giải pháp chống dịch như tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi; tổng vệ sinh phun thuốc sát trùng liên tục khu vực có hộ dịch; thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch; tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn các xã có dịch và các địa phương xung quanh; tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quanh hộ có dịch và có kết quả âm tính. 

Ông Phạm Xuân Đông, Cục trưởng Cục Thú Y khuyến cáo: Người chăn nuôi không bán chạy lợn bệnh, giết mổ, buôn bán lợn bệnh. Khi phát hiện lợn ốm, lợn chết cần báo cho cơ quan thú y và chính quyền cơ cơ sở để kịp thời xử lý ổ dịch. Nếu không sẽ rất khó kiểm soát dịch bệnh vì hiện chưa có vắc xin chữa trị, buộc phải tiêu hủy.

BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.