Định hướng phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ bảo đảm an ninh nguồn nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 8/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Phân hiệu trường Đại học Thủy lợi tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2030”.
Hội thảo “Định hướng phát triển và ứng dụng KH&CN đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2030”
Hội thảo “Định hướng phát triển và ứng dụng KH&CN đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2030”

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết, xác định an ninh nguồn nước đã trở thành vấn đề toàn cầu, việc bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là yêu cầu tất yếu khách quan, là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó đưa ra giải pháp "Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước”.

Giải pháp này đã được cụ thể hóa tại Quyết định số 1595/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và một số chiến lược, quy hoạch như: Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng-Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đều đề cập đến nội dung về bảo đảm an ninh nguồn nước…

Định hướng phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ bảo đảm an ninh nguồn nước ảnh 1

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái điều hành Hội thảo.

Theo Thứ trưởng Trần Hồng Thái, từ nhu cầu thực tiễn an ninh nguồn nước và nhiệm vụ được giao của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã quyết định phê duyệt Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước”.

Bộ kỳ vọng trong giai đoạn đến năm 2030, Chương trình sẽ góp phần giải quyết những vấn đề tổng thể các vấn đề khoa học và công nghệ liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước như: Công nghệ tiên tiến và giải pháp để phát triển gia tăng nguồn nước nhằm chủ động ứng phó với nguy cơ, rủi ro mất an ninh nguồn nước; giải pháp, công nghệ mới, tiên tiến nhằm quản lý, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tuần hoàn, giảm thất thoát, lãng phí nước.

Đồng thời, Chương trình sẽ tăng hiệu suất, năng suất nước; công nghệ, phương pháp tiên tiến, hiện đại, thông minh, đề xuất giải pháp mới gắn với đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong quản lý nhằm nâng cao mức bảo đảm an toàn, khai thác hiệu quả đập, hồ chứa nước…

Thông qua hội thảo, các nhà khoa học, doanh nghiệp góp ý, thảo luận, đề xuất định hướng phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước trong mọi tình huống, cấp đủ nước với chất lượng chấp nhận được cho sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo ông Nguyễn Hữu Huế, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủy lợi, Trường Đại học Thủy lợi là trường Đại học công lập, có bề dày truyền thống gần 65 năm xây dựng và phát triển. Nhà trường chủ trương đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và đã đạt được những kết quả nhất định trong các lĩnh vực như: Công trình; kỹ thuật tài nguyên nước; thủy văn - thủy lực; hóa và môi trường…

Đặc biệt, trong lĩnh vực an ninh nguồn nước và an toàn đập, Nhà trường có hàng trăm nhà khoa học đang giảng dạy và nghiên cứu về các lĩnh vực: Khí tượng, thủy văn, quy hoạch, tưới tiêu, quản lý hệ thống công trình thủy lợi, môi trường đất, nước, cấp thoát nước, xử lý nước, an toàn hồ đập, vận hành và khai thác hồ chứa nước…

Nguồn lực con người hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ khoa học cấp nhà nước theo yêu cầu của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn đến năm 2030’’.

Định hướng phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ bảo đảm an ninh nguồn nước ảnh 2
TS. Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản ký tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trao đổi tại hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, với tổng lượng nước bình quân trên đầu người 9.589 m3/người/năm, tài nguyên nước Việt Nam được đánh giá là cao so với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới.

Tuy vậy, thực tế tài nguyên nước Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức do phân bố không đồng đều về không gian và thời gian, 70% dân số có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các thiên tai liên quan đến nước, xu hướng gia tăng luân phiên lũ lụt và hạn hán. Do đó, việc bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia là vấn đề thiết yếu, cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng./.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.