Doanh nhân Trung Quốc bất an trước tình hình tại Nga

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi tin tức về vụ binh biến Wagner lan ra khắp thế giới hôm thứ Bảy, một số doanh nhân tại miền Nam Trung Quốc đã điên cuồng kêu gọi các nhà máy ngừng vận chuyển hàng hóa đến Nga.
Doanh nhân Trung Quốc bất an trước tình hình tại Nga

Dù tin tức về cuộc binh biến tại Nga dần lắng xuống, một số nhà xuất khẩu Trung Quốc hiện đang đặt câu hỏi về sự phụ thuộc trong tương lai của họ vào thị trường truyền thống này.

Ông Shen Muhui, người đứng đầu cơ quan thương mại doanh nghiệp tỉnh Phúc Kiến, cho biết: “Chúng tôi đã lo rằng sẽ có một vấn đề lớn xảy ra. Nhiều người vẫn còn tạm ngừng giao hàng vì không chắc điều gì sẽ xảy ra".

Các công ty tại tỉnh ven biển Trung Quốc hiện đang xuất khẩu các mặt hàng như phụ tùng ô tô, máy móc và hàng may mặc sang Nga.

Trung Quốc đã tìm cách giảm nhẹ các sự kiện cuối tuần qua và lên tiếng ủng hộ chính quyền Moscow.

Nhưng một quan chức hàng đầu của Mỹ hôm thứ Hai cho biết cuộc nổi loạn của Wanger đã khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh cảm thấy bất an, một số nhà phân tích trong và ngoài Trung Quốc đã bắt đầu đặt câu hỏi liệu Bắc Kinh có cần giảm bớt quan hệ chính trị và kinh tế với Moscow hay không.

Nhà phân tích an ninh Alexander Neill cho biết: “Vụ việc đã làm hỏng mối quan hệ 'không giới hạn' giữa hai cường quốc".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả cuộc binh biến là "công việc nội bộ" của Nga và bày tỏ sự ủng hộ đối với những nỗ lực của Moscow nhằm ổn định tình hình.

Dù Trung Quốc không bình luận gì khi cuộc khủng hoảng tại Nga, nhưng đã đưa ra một tuyên bố vào Chủ nhật khi Ngoại trưởng Trung Quốc tổ chức một cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Nga tại Bắc Kinh.

Trọng tâm của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga là sự phản đối chung đối với những gì họ coi là một thế giới do Mỹ thống trị và sự mở rộng của liên minh quân sự NATO đe dọa an ninh của họ.

Trong khi các nhà bình luận theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc cổ vũ những nỗ lực nhanh chóng của Tổng thống Vladimir Putin nhằm dập tắt cuộc nổi loạn, thì ngay cả một số người ở Trung Quốc đã bắt đầu đặt câu hỏi về "ván cược" của Trung Quốc vào Nga.

Shen Dingli, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Thượng Hải, cho biết Trung Quốc "sẽ thận trọng hơn với lời nói và hành động của mình về Nga".

Một số học giả Trung Quốc thậm chí còn xa hơn nữa.

Giáo sư Yang Jun từ Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc ở Bắc Kinh, đã viết một bài bình luận đăng hôm thứ Bảy kêu gọi Trung Quốc trực tiếp hỗ trợ Ukraine để tránh bị Nga "lôi vào vũng lầy chiến tranh".

"Với sự phát triển của tình hình hiện tại và xu hướng của cuộc chiến, Trung Quốc nên điều chỉnh hơn nữa lập trường của mình đối với Nga và Ukraine, thể hiện thái độ rõ ràng hơn và kiên quyết đứng về phía những người chiến thắng trong lịch sử", ông Yang viết trên tờ Lianhe Zaobao của Singapore.

Tuy nhiên, các học giả khác ở Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ không thay đổi lập trường đối với Moscow sau vụ việc này.

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Nga, nước này xuất khẩu mọi thứ từ ô tô đến điện thoại thông minh và đổi lại nhận nguồn dầu thô giá rẻ của Nga.

Dù lĩnh vực năng lượng, vốn là "đòn bẩy" trong quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng 40% trong 5 tháng đầu năm nay, vẫn có một số dấu hiệu thận trọng ở Trung Quốc.

Các giám đốc điều hành tại các công ty năng lượng nhà nước Trung Quốc cho rằng còn quá sớm để bình luận hoặc bỏ qua các câu hỏi về các khoản đầu tư mới vào Nga.

Michal Meidan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu năng lượng Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết: "Nếu Nga thất bại hoặc chứng kiến những thay đổi trong giới lãnh đạo trong nước, điều đó sẽ tạo ra những bất ổn lớn cho các nhà đầu tư Trung Quốc".

Ông Meidan cho biết chính phủ Trung Quốc dường như cũng đang thận trọng, chỉ ra rằng chính quyền Bắc Kinh vẫn chưa ký thỏa thuận cấp phép một đường ống dẫn khí lớn kết nối hai nước, bất chấp sự thúc đẩy từ Moscow.

Trong khi Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nga, thì giao dịch thương mại của Trung Quốc với các nước như Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn lấn át các giao dịch của nước này với Nga.

Wen-Ti Sung, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết: “Bắc Kinh hiện có nhiều lý do hơn để dè dặt hơn và trở nên giao dịch nhiều hơn trong các giao dịch với Nga”.

Theo Reuters
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?