“Đôi mắt” của những học sinh khiếm thị

(Ngày Nay) - Đã từ lâu, trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) là địa chỉ đặc biệt dành cho những học sinh không may mắn mất đi ánh sáng. 
Điều đầu tiên phải dạy cho các em các cầm bút viết chữ nổi như thế nào cho đúng...
Điều đầu tiên phải dạy cho các em các cầm bút viết chữ nổi như thế nào cho đúng...

Học sinh khiếm thị của trường có cuộc sống tự lập, xa gia đình khi còn rất nhỏ, nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tuy nhiên, các em vẫn luôn nỗ lực cố gắng để vượt lên khó khăn và hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.

Để trở thành một học sinh của trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, học sinh cần trải qua một đợt kiểm tra về nhận thức cơ bản, về tiếp xúc đầu ngón tay… để các thầy cô có phương án tiếp cận học sinh một cách tốt nhất. Lứa tuổi học sinh ở đây phổ biến từ 6-13 tuổi, nhưng cũng có khá nhiều học sinh 14-15 tuổi mới có cơ hội đến trường, học cái chữ và tiếp xúc với bạn bè, thầy cô lần đầu tiên.

Sát cánh bên các em là những thầy cô giáo, những người đã tạm quên đi những lo toan cuộc sống để có thể vừa là giáo viên - người truyền thụ kiến thức, vừa đóng vai cha mẹ của các em.

Ngày Nay xin giới thiệu chùm ảnh của nhiếp ảnh gia Việt Thanh ghi lại một số khoảnh khắc tại trường Nguyễn Đình Chiểu:

“Đôi mắt” của những học sinh khiếm thị ảnh 1Làm bạn với bóng tối, những cô cậu học trò trường Nguyễn Đình Chiểu phải quen với sự cô đơn. Mà bạn bè duy nhất chỉ có chú gấu bông.

Nhưng các em không cô đơn. Bên các em còn có những thầy cô giáo tận tình dạy dỗ. Điều đầu tiên phải dạy cho các em các cầm bút viết chữ nổi như thế nào cho đúng. Công việc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, có học sinh chậm nhận biết phải mất tới 2 giờ đồng hồ mới cầm được bút. “Nếu các cháu cầm bút đúng thì vừa viết đẹp vừa viết nhanh, nếu cầm sai tư thế chữ sẽ bị nghiêng và điểm thấp”, một giáo viên tâm sự.

“Đôi mắt” của những học sinh khiếm thị ảnh 2Không chỉ học văn hóa, học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu còn được tiếp xúc với các môn nghệ thuật, tùy theo sở trường.
“Đôi mắt” của những học sinh khiếm thị ảnh 3

Có những "công cụ học tập" mà những người bình thường không thể tưởng tượng ra nổi

“Đôi mắt” của những học sinh khiếm thị ảnh 4Không còn đôi mắt, học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu phải đọc bằng tay. Nếu khó quá, sẽ có sự trợ giúp của thầy. Đôi khi, người thầy chính là đôi mắt của các em.
“Đôi mắt” của những học sinh khiếm thị ảnh 5

Những cố gắng vất vả của cả thầy lẫn trò đôi khi chỉ đổi lại một niềm vui nho nhỏ: Cậu học trò mỉm cười khi đọc xong một câu. Nhưng trước đó là rất nhiều mồ hôi và cả nước mắt của thầy và trò. Biết đọc chữ nổi sẽ mở ra một tương lai nho nhỏ với các em, giúp các em tiếp cận với thế giới xung quanh

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.