“Đả mạ giáo dục” - khi giáo viên là thủ phạm bạo hành

(Ngày Nay) -  Mặc dù Trung Quốc đã cấm giáo viên đánh học sinh kể từ năm 1986, nhưng nạn bạo hành thân thể vẫn diễn ra. Tại nhiều khu vực nông thôn, các trường học hay áp dụng biện pháp kỷ luật cứng rắn có tên “đả mạ giáo dục” - nghĩa là giáo dục bằng roi vọt và những lời xỉ vả.
“Đả mạ giáo dục” - khi giáo viên là thủ phạm bạo hành

Mới đây, một người mẹ ở tỉnh Sơn Tây tình cờ phát hiện ra bức thư mà con gái bà viết, kể về sự bạo hành thể xác và tinh thần mà cô bé phải trải qua trong trường học. Khi người mẹ công khai bức thư lên mạng xã hội WeChat hồi đầu tháng này, bức thư đã nhanh chóng lan tỏa, tạo ra một làn sóng phẫn nộ trong dư luận.

Bức thư được đăng tải ngày 6/8, kể câu chuyện của một đứa trẻ luôn mong mỏi được làm hài lòng người giáo viên lạnh lùng, thường xuyên xỉ vả và đánh đập học sinh. Cô bé đã là học sinh của người giáo viên này trong suốt 4 năm, và thường xuyên bị trừng phạt vì những lỗi nhỏ hay những nguyên nhân vô lý, ví dụ như quên không tặng quà sinh nhật cho cô giáo.

Theo truyền thông địa phương, sau nhiều năm nhẫn nhịn, người mẹ đã quyết định trình báo với sở giáo dục địa phương về những hành vi bạo hành của người giáo viên vào cuối tháng Sáu vừa qua. Sở Giáo dục Sơn Tây đã phản hồi vào ngày 7/8, một ngày sau khi bức thư được công bố ra trước dư luận. Theo đó, người giáo viên đã tự nguyện nộp đơn xin thôi việc và trường học tuyên bố sẽ yêu cầu tất ca các giáo viên viết bản kiểm điểm.

“Đả mạ giáo dục” - khi giáo viên là thủ phạm bạo hành ảnh 1Ảnh minh họa

Cư dân mạng xã hội Trung Quốc phản ứng gay gắt trước câu chuyện này. Một người bình luận: “Chỉ xin thôi việc là đủ sao? Cô ta cần phải ra trước tòa và chịu trách nhiệm về hành động của mình”.

Một người dùng khác viết: “Khi tôi còn nhỏ, tôi học cấp I trường làng. Các giáo viên thường đánh đập và đe dọa học sinh trong lớp học. Tôi không thể ngờ rằng hiện tượng này vẫn còn tồn tại đến ngày nay”.

Và đây là nguyên văn bức thư của cô học trò nhỏ:

Cô giáo của con,

Con không biết mình đã làm gì khiến cô không vui ngay từ những ngày đầu đi học. Con nhớ rõ lần đầu tiên cô đánh con, vào ngày thứ năm của học kỳ I năm lớp 1. Cô ném quyển sách giáo khoa vào mặt con và con không hiểu mình đã làm gì sai. Con không thể quên nét mặt cô lúc đó, và con cũng sợ cô từ ngày hôm đó.

Con đã là đứa trẻ biết nghe lời nhất trong trường - Con luôn luôn làm theo bất cứ điều gì cô yêu cầu. Con chăm chú nghe giảng, không bao giờ nghịch ngợm trong giờ nghỉ, không bao giờ nói chuyện riêng trong lớp. Con cũng không bao giờ kể lại cho cha mẹ mình những gì diễn ra ở trường. Con cố gắng hết sức để trở thành một đứa trẻ ngoan trong mắt cô, nhưng chẳng bao giờ điều đó xảy ra - con luôn là đứa trẻ bị đánh mắng nhiều nhất.

Các bạn học cũng bắt nạt con nhiều đến nỗi con chỉ muốn trốn trong nhà vệ sinh và không dám ra ngoài. Con không dám nói với cô vì sợ cô chê là đứa mách lẻo. Có lần con tới nhà cô học thêm, cô cùng không cho chúng con dùng nhà vệ sinh. Con đã tè ra quần trong lúc đợi mẹ đến đón. Con cố gắng học chăm chỉ hơn nữa, nhưng cũng chẳng bao giờ được cô khen, kể cả khi con được điểm cao. Con ước ao một lần có được lời khen của cô, nhưng con chỉ nhận được sự thất vọng. Cô không bao giờ gọi tên con khi con giơ tay phát biểu, và rồi con cũng không giơ tay nữa.

Sao cô lại chỉ đánh đúng con trong khi có hơn 10 bạn khác cũng mắc khuyết điểm? Cô đã vụt con tới tập với cây gậy đó, và hai cánh tay con đầy vết bầm tím. Con vẫn nhấc tay được, nhưng trong tim con cảm thấy đau đớn hơn nỗi đau thể xác...

Có một lần, con ngồi trên ghế và không nghịch ngợm gì cả, nhưng cô đã tiến đến và đánh 3 cái rất đau vào lưng con. Con rất buồn, bởi con chỉ là một đứa trẻ yếu ớt. Lần đó, con phá lệ và kể lại chuyện đó với mẹ con. Nhưng mẹ chỉ nói, “Cô giáo có quyền đánh học sinh”. Con chẳng biết phải nói gì hơn nữa, bởi con bị đánh không vì lý do nào cả.

Một tiết kiểm tra học thuộc lòng đã khiến con vô cùng buồn. Con đã thuộc lòng cả bài ngày hôm đó, nhưng bạn tổ trưởng đã không gọi con, và còn mách với cô là con không thuộc bài. Con đã cố gắng tìm cách giải thích. Nhưng cô chỉ tin bạn tổ trưởng và không cho con một cơ hội trả bài nào. Thay vào đó, cô đánh con 20 roi.

Con trở về nhà với một trái tin tan nát, con bỏ ăn và không muốn đi học nữa. Mẹ con gọi điện cho cô nhưng cô không trả lời, thế là mẹ lại buộc con phải đến trường. Mẹ nói chuyện với cô nhưng không dám nhắc đến việc cô đánh con. Cô thì tra hỏi lý do con không muốn đi học, còn con thì không dám nói rằng mình đã phải chịu 20 roi oan ức.

Cả hai mẹ con con đều nhẫn nhịn chịu đựng thái độ khó chịu và những lời mắng mỏ nặng nề từ cô. Con biết rằng mẹ sẽ không dám bênh vực con và không dám chiến đấu vì con. Một vài ngày sau, cô gọi con ra phía sau lớp học và đánh con vì con làm một phép tính sai. Cô nói mắng con: “Được chiều quá nên giờ còn to gan mách lẻo hả? Có giỏi về mách mẹ nữa đi”. Nhưng con không buồn vì đó là do con đã làm phép tính sai. Mẹ con luôn dạy rằng chỉ có chịu đòn thì mới khôn ra được.

Nhưng điều khiến con thấy tức giận là con còn yêu cầu bạn lớp trưởng và các bạn tổ trưởng đánh bọn con. Con có nên hiểu rằng cô đang dạy chúng con không? Vì sao cô lại bắt các bạn ấy ném sách vào con. Cô có biết con tự ghét bản thân mình đến thế nào khi cúi nhặt những quyển sách đó lên không? Các bạn ấy làm theo đúng những gì cô làm, và cô đã làm chính những điều đó với chúng con.

Cô giáo của con, chúng con ngày ngày phải cố gắng nhìn thái độ của cô mà sống. Nếu cô vui, chúng con thoải mái. Nếu cô tức giận, chúng con hoảng sợ. Cô có biết rằng con cảm thấy sợ hãi, khiếp đảm, và cảm thấy muốn dùng nhà vệ sinh mỗi khi con ở trong lớp? Con sợ cô sẽ đánh con chẳng vì lý do nào cả. Con còn sợ hơn nữa mỗi khi nhớ tới lần cô đánh các bạn khác ở trong hành lang. Tiếng khóc xé ruột của các bạn khiến con hãi hùng, bụng con đau quặn. Suốt nửa năm trời, con chỉ mong sao năm học nhanh nhanh kết thúc, nhưng con cũng chẳng dám nói với bố mẹ vì con không muốn gây ra những rắc rối không cần thiết. Và con vẫn muốn trở thành một đứa trẻ ngoan trong lòng cô.

Con đã sống trong sợ hãi suốt mấy tháng hè. Vẻ mặt giận dữ và những lời nói cay nghiệt luôn quay cuồng trong đầu con...

Vào ngày sinh nhật cô, ngày 3/6 Âm lịch, một vài bạn tặng cô hoa, đồ trang sức, bánh sinh nhật và hồng bao. Trưa hôm đó, cô cũng nhắc là nhiều vị phụ huynh đã gửi quà tặng cô. Nhưng con đã quá bận rộn với bài tập và quên không nói với mẹ. Kết quả là cô đã đánh con bằng gậy vào buổi sáng hôm sau. Sao cô lại chỉ đánh đúng con trong khi có hơn 10 bạn khác cũng mắc khuyết điểm? Cô đã vụt con tới tập với cây gậy đó, và hai cánh tay con đầy vết bầm tím. Con vẫn nhấc tay được, nhưng trong tim con cảm thấy đau đớn hơn nỗi đau thể xác.

Cô Yan kính mến của con. Đã bao giờ cô nghĩ tới việc mẹ con đã dành tặng cho cô những thứ mà ngay cả ông bà con cũng không có dịp thưởng thức trong suốt 4 năm con đi học? Những tặng phẩm, phong bì, món ăn ngày lễ mà mẹ con tặng cô chỉ để cô không đánh và mắng con.

Nhưng đây chỉ là ý nghĩ hão huyền, và cô chẳng bao giờ vừa ý. Cô luôn muốn chúng con tham gia những lớp học thêm ngoài giờ của cô. Con đã học thêm ở lớp của cô suốt bốn năm, và con rất mệt mỏi. Không cần đi học thêm thì con cũng tự hoàn thành bài tập được. Học phí 1.000 nhân dân tệ (150 đô la Mỹ - người dịch) đủ để những gia đình nghèo như gia đình con mua gạo ăn trong một năm. Cha mẹ con phải vất vả mới kiếm ra số tiền này. Mẹ con nói rằng con cần phải đi học thêm để không bị cô đánh mắng. Nhưng con không đành lòng thấy bố mẹ con phải vất vả, và con không muốn xin những khoản tiền không cần thiết. Bởi vậy con tiếp tục chịu đựng đòn roi và những lời mắng mỏ của cô.

Con đã sống trong sợ hãi suốt mấy tháng hè. Vẻ mặt giận dữ và những lời nói cay nghiệt luôn quay cuồng trong đầu con. Con thường mơ thấy cô đánh con. Nhiều đêm, con thức giấc và không thể ngủ tiếp. Con muốn đi tè, nhưng không đi nổi. Con thấy đầu đau như bị kim châm. Con quá hoảng sợ khi nghĩ đến trường học và nghĩ đến cô.

Cô Yan ơi, con đã đau khổ vì đòn roi của cô trong suốt 4 năm. Con đã chịu đựng đau đớn và buồn phiền quá sức một đứa trẻ. Con có thể cười, nói, ca hát hồn nhiên trước mọi người, nhưng trước cô thì con không dám là chính mình. Con đã cảm nhận sâu sắc hai từ “sợ hãi” kể từ khi trở thành học trò của cô. Cô có con gái cùng tuổi con, cô nghĩ sao nếu bạn ấy cũng phải chịu đựng như con? Không, có lẽ là điều đó sẽ không thể xảy ra. Đôi lúc con nghĩ ngợi rằng, nếu mẹ con là cô giáo, có thể con đã được vui sống tuổi thơ như con gái cô được sống.

Cô Yan ơi, con thật sự muốn biết con là đứa trẻ như thế nào trong mắt cô. Con muốn được nghe một lời giải thích hợp lý cho tất cả những đòn roi và lời mắng mỏ vô lý mà cô dành cho con. Con sẽ không quá buồn đau, và tuổi thơ của con cũng sẽ không phủ bóng đen, nếu những gì con phải chịu đựng là kết quả của việc con chểnh mảng học hành.

Giờ đây đang là nửa đêm, con thức dậy để viết vào giấy những nỗi niềm mà con không thể bày tỏ cùng ai hay hiểu được nguyên nhân đằng sau đó. Trái tim con run lên, nước mắt chảy xuống, tay con lẩy bẩy. Vì sao thế giới thật bất công? Vì sao một đứa trẻ ngoan và trật tự như con phải chịu đau khổ? Chung ta không thể kiểm soát những đau khổ do thiên tai và số phận mang lại. Nhưng chẳng lẽ những hành vi của con người cũng không thể kiểm soát được sao?

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.