Đời phu đào giếng - Kỳ 2: Nỗi niềm người đi tìm nước

(Ngày Nay) - Chấp nhận kiếm sống bằng nghề phu đào giếng là chấp nhận tính mạng bản thân mình phụ thuộc vào số phận lẫn sự rủi may...
Kiếm được đồng tiền từ nghề đào giếng, người phu cũng nếm cũng bao nỗi nhọc nhằn...
Kiếm được đồng tiền từ nghề đào giếng, người phu cũng nếm cũng bao nỗi nhọc nhằn...
Kỳ 2: Nỗi niềm người đi tìm nước

Nếu nghĩ đến số tiền thù lao cho một giếng nước lên đến 10 triệu đồng, người ta vẫn nghĩ đó là một số tiền lớn tương xứng với công sức. Nhưng sự thật thì không đơn giản như vậy. Để kiếm được đồng tiền từ nghề đào giếng, người phu cũng nếm trải bao nỗi nhọc nhằn, có mồ hôi, có nước mắt và có cả máu để đổi lại 1 giọt nước trong.

Con xong đại học cha sẽ thôi nghề phu đào giếng...

Theo lời kể từ gia đình ông Xuyến, người được “trời chọn” đi tìm nước cho người dân vùng khô hạn, thì không có ai truyền nghề cho ông và ông cũng không định truyền lại cho ai. Bởi, nghề này là nghề nguy hiểm, nếu không vì không biết làm gì khác ngoài ruộng đồng tới mùa mới gặt, ngoài nương rẫy đúng ngày mới thu hoạch mà gia đình thì lại bao thứ phải lo… Nếu không vì kiếm tiền, không vì mưu sinh thì ông cũng không chọn nghề làm phu đào giếng làm gì.

Có lần ông bị ngạt khí dưới lòng giếng sâu phải rung giây làm hiệu, hôm ấy chỉ có 2 cha con mà tín hiệu bên dưới đưa lên rất lâu sau người con mới nhận được. Kéo cha lên đã tím tái, khó thở, may được sơ cứu kip thời. Đã ở cửa ngõ của âm phủ, đứng chân này chân kia của hai thế giới, ông Xuyến không định truyền lại cái nghề nguy hiểm này cho con. 

“Ngày trước do nhu cầu của gia đình nên tôi tự đào giếng dùng, rồi giếng nhà tôi có nhiều nước, người xung quanh cho là mát tay nên tự truyền nhau. Ban đầu chỉ là phụ giúp nhau đào, rồi nhu cầu quanh xóm, quanh thôn, rồi họ truyền tai nhau nên tôi thành người thợ đào giếng mấy chục năm nay là vậy, chứ trời chọn đất chọn gì đâu”.

"Tôi còn đứa con gái đang là sinh viên năm 2 học trên Sài Gòn, hồi nào con ra trường, có việc làm ổn định thì chắc tôi cũng nghỉ nghề này. Già rồi, sức khoẻ yếu rồi. Xưa ở dưới giếng sâu suốt mấy tiếng ròng, có khi nửa buổi. Bây giờ cứ tầm hơn nửa tiếng là ngoi lên. Tôi không cho con trai làm nghề này, chỉ là đi phụ thôi, cửa sinh cũng đó mà cửa tử cũng đó, mình hiểu rồi thì còn đưa con vào thêm làm gì?. Ông Xuyến nói.

Đời phu đào giếng - Kỳ 2: Nỗi niềm người đi tìm nước ảnh 1

Nếu không vì kiếm tiền, không vì mưu sinh thì không ai chọn làm phu đào giếng làm gì...

Buổi ấy, xế chiều trời vẫn còn nắng gắt, mực nước một nhánh sông La Ngà cũng cạn đến đáy trơ trọi. Biết không thể chờ đến lúc có nước, ông Xuyến ra hiệu người nhà kéo lên, báo cáo lại với chủ nhà vài điều rồi ra về hẹn mai quay lại đào tiếp.

“Nghề chọn mình chứ mình không chọn được nghề, nói nghỉ thì nói vậy thôi. Chứ khi có người cần đào giếng mà họ tìm đến tôi, chắc tôi cũng khó từ chối. Một phần vì tiền, một phần vì không thể dùng máy khoan mới cần dùng đôi tay. Mình từ chối rồi, họ lấy nước đâu mà dùng đây?”.

Đời phu đào giếng - Kỳ 2: Nỗi niềm người đi tìm nước ảnh 2

"Nghề đào giếng là nghề tự chọn mình chứ mình không chọn được nghề!"

Cửa sinh cận kề cửa tử

Cũng vì thuộc miền cao, vùng sâu, vùng xa mà nơi đây không chỉ riêng hộ ông Xuyến hành nghề đào giếng. Cũng có những hộ khác, không có việc làm, vụ mùa thất bát nên không biết làm gì mà đời sống, kinh tế lại khó khăn nên họ không cần biết mình có kinh nghiệm hay không, có biết đào, có biết vét giếng hay không, cứ vậy tay ngang vào nghề.

Mưu sinh quan trọng, họ không cần quan tâm công việc ấy mạo hiểm nhường nào. Như lời một phu đào giếng trong thôn tên Tân, tuổi trạc 30, anh kể rằng, anh bỏ học sớm, làm nông trên mảnh vườn vỏn vẹn gần 2 sào (2000m2) đất, thu hoạch không đủ sống và chăm sóc cha mẹ lớn tuổi và một em trai chậm phát triển nên mùa này tranh thủ đi vét giếng cho người ta kiếm thêm. Nhưng đào giếng mới còn đỡ hơn là vét những giếng cũ. Bởi những giếng này đất ngâm nước lâu năm nên thành đất thường nhão, khi chui xuống, chấn động là có thể đổ sập, chôn sống người phu bên dưới bất cứ lúc nào.

“Sợ lắm, cái lạnh lẽo dưới chân và chút ảnh sáng le lói trên cao chiếu xuống không đủ lấp đi ý nghĩ có khi nào mình bị chôn sống không? Bởi bao câu chuyện người ta kể lại rồi, ông này, chú kia, xóm kia, thôn nọ… đều có người gặp tai nạn từ nghề đào giếng mà qua đời”. Anh nói.

Đời phu đào giếng - Kỳ 2: Nỗi niềm người đi tìm nước ảnh 3
Có mồ hôi, có nước mắt và có cả máu để đổi lại 1 giọt nước trong.

Có tận mắt chứng kiến những khó khăn vất vả, những thiếu thốn của người dân miền núi từ công việc cho đến miếng ăn, giọt nước mới thấy có một cái nghề, một việc làm cũng lắm gian nan. Và có gặp, có thấy việc làm của đời phu đào mới thấy, lặn xuống tận “âm phủ” kiếm tiền vốn lắm chông chênh, cũng lắm nỗi niềm. 

Chọn gắn bó với nghề đào giếng thuê là một chọn lựa đánh đổi mồ hôi, nước mắt, sức khoẻ và cả tính mạng của chính mình, của chính người thân mình. Nhưng người quê khốn khó, chọn lựa không có nhiều, đôi khi họ chỉ cần biết nghề ấy có thể kiếm ra tiền, có thể trang trải cuộc sống, có thể nuôi con ăn học tới nơi tới chốn, âu với họ như vậy là cũng đủ rồi. Chấp nhận kiếm sống bằng nghề này, những người phu đào giếng dường như chấp nhận sinh mạng mình còn phụ thuộc vào số phận lẫn sự rủi may. 

Gọi nghề đào giếng là nghề gắn liền với việc sinh tử cũng không ngoa chút nào, bởi công cuộc mưu sinh của những người phu đào luôn diễn ra dưới lòng đất với muôn vàn mối nguy hiểm rình rập, và cũng không ít trường hợp phải sinh nghề tử nghiệp.

Sinh nghề tử nghiệp!

Những năm gần đây, địa phận miền núi, vùng cao, các ca tử vong do đào giếng, vét giếng có chiều hướng gia tăng.

Ngày 17/4, tại Gia Lai có 2 nạn nhân tử vong do ngạt khí khi đào giếng lấy nước sinh hoạt ở độ sâu hơn 20m. Trước đó, vào năm 2018, trường hợp đau lòng khi 3 thanh niên ở Bắc Giang vì vét giếng lấy nước dùng mà 1 người bị ngạt khí dưới lòng giếng, 2 người còn lại cố gắng xuống để giải cứu rồi cùng tử vong dưới đáy giếng sâu. 

Một trường hợp đau lòng khác do chính người phu đào giếng kể lại tại Bình Thuận, một chiếc xô kéo đất lên bị tuột quai, đổ đất ngược xuống gây chấn thương sọ não cho người bên dưới và đã qua đời hơn 3 năm trước.

Trên chỉ là một vài ca tử vong gần đây, còn có rất nhiều, rất nhiều ca thương vong đến tử vong liên quan đến nghề đào giếng. Chưa có một thống kê nào đủ đầy, nhưng vào mùa khan hiếm nước, mực nước ngầm đang sụt giảm nghiêm trọng thì nhu cầu nạo vét giếng cũ ngày càng gia tăng. Theo đó, các tai nạn liên quan đến nghề này được cho là thường xuyên và quen thuộc với người dân miền núi, miền khô hạn.

Bác sĩ Phan Tuấn, công tác tại Bệnh viên Đa Khoa tỉnh Bình Thuận, người từng trực tiếp cấp cứu nạn nhân ngạt khí chết lâm sàn, khuyến cáo " Không có đồ bảo hộ, không có những dụng cụ thoáng khí, thông thở cần thiết khi xuống lòng đất sâu là cực kỳ nguy hiểm, là đánh đu với mạng sống. Hơn nữa, đa phần những người hành nghề đào vét giếng rất "liều", họ xem thường mọi thứ chỉ làm việc theo kinh nghiệm vốn có, nên có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.". 

Cũng theo bác sĩ Tuấn, chính quyền các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác khuyến cáo người dân về những nguy cơ cũng như phổ biến những kiến thức cơ bản về an toàn lao động nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc trong quá trình đào, nạo vét giếng.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.