'Đội quân' cử nhân thất nghiệp của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trung Quốc đang ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục kể từ khi nước này mạnh tay kiểm soát khu vực kinh tế tư nhân.
'Đội quân' cử nhân thất nghiệp của Trung Quốc

Glonee Zhang, sinh viên mới tốt nghiệp, từng ấp ủ hy vọng lập nghiệp sau khi tìm được việc làm tại một công ty sản xuất pin lithium ở Thâm Quyến vào mùa hè năm ngoái. Hiện, giống như hơn 1/5 thanh niên ở Trung Quốc, Zhang đang thất nghiệp.

Là một sinh viên chuyên ngành tiếng Anh bước vào thị trường lao động "hậu COVID-19", Zhang từng nghĩ rằng đại dịch kết thúc sẽ mang lại một tương lai tươi sáng.

Nửa năm sau, Zhang và 200 nhân viên mới vào làm của công ty đã bị sa thải khi doanh số bán hàng của công ty giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Đôi khi tôi cảm thấy tâm hồn mình như bị xé nát", Zhang ủ rũ nói, cho biết sẽ bám trụ ở thành phố bằng các công việc lặt vặt.

Trong bối cảnh chính phủ giám sát gắt gao các công ty tư nhân, cùng với sự e dè của các công ty nước ngoài, Trung Quốc đã ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục 21,3%, dù các nhà phân tích cho rằng con số thực còn cao hơn nhiều.

Mặc dù đại dịch COVID-19 đã qua đi, nhưng nó để lại một cơn đau đầu cho chính phủ Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chứng kiến số lượng sinh viên tốt nghiệp gấp đôi so với 10 năm trước, với gần 12 triệu người trong năm nay, nhưng không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.

“Trong những năm qua, Trung Quốc đã mở rộng các trường đại học, nhưng Trung Quốc vẫn là một nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất và dịch vụ”, Robin Xing, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại ngân hàng Morgan Stanley ở Hồng Kông, cho biết. "Đây là vấn đề mang tính cấu trúc. Trung Quốc cần có thời gian để trở thành một nền kinh tế tiên tiến hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, những nền kinh tế có nhiều dịch vụ chuyên nghiệp hơn để tạo ra việc làm".

Vào tháng 12 năm 2019, trước khi đại dịch bùng phát, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc là 12,2%. Những sinh viên tốt nghiệp như Zhang hiện buộc phải xem xét tiếp tục học cao hơn hoặc cố gắng tìm kiếm những công việc nhà nước có tính cạnh tranh cao nhưng ổn định. Học tập hoặc làm việc ở nước ngoài cũng là một lựa chọn cho một số người chưa tìm được việc làm.

Khi sự bi quan của thanh niên Trung Quốc ngày càng tăng do tỷ lệ thất nghiệp của nước này cao gần gấp ba lần so với Mỹ và cao hơn nhiều so với mức 14% của EU, khiến quá trình phục hồi kinh tế sau COVID-19 của Trung Quốc trở nên ì ạch.

Do hàng triệu người trẻ thất nghiệp không có tiền lương để chi tiêu, doanh số bán lẻ tại Trung Quốc chỉ tăng 3,1% kể từ tháng 6 năm 2022. Con số này cũng giảm mạnh so với mức tăng 12,7% trong tháng 5.

Trong bối cảnh lo ngại về đà tăng trưởng chậm lại, chính phủ Trung Quốc tuần trước đã thông qua kế hoạch giảm bớt các rào cản thị trường và tiếp cận tài chính, một trong những biện pháp nhằm nâng cao niềm tin của khu vực tư nhân.

Đầu tuần này, chính phủ Trung Quốc cho biết họ muốn thu hút thêm vốn tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, năng lượng và nông nghiệp.

Enodo econom, một công ty nghiên cứu kinh tế vĩ mô có trụ sở tại Vương quốc Anh, nhận định động thái này là một cử chỉ "làm lành" của chính quyền Bắc Kinh đối với các doanh nghiệp tư nhân.

Việc chính phủ Trung Quốc mạnh tay trấn áp các công ty trong lĩnh vực công nghệ, giáo dục và bất động sản đã giáng một đòn mạnh vào tinh thần kinh doanh của khối tư nhân, vốn cung cấp việc làm cho phần lớn sinh viên tốt nghiệp.

Vào tháng 3, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết "Đảng luôn coi các doanh nghiệp tư nhân và doanh nhân là người dân”. Chỉ 3 năm trước đó, ông Tập đã gửi cho các doanh nhân một lời cảnh báo đáng ngại rằng họ nên “nâng cao lòng yêu nước”.

Mục tiêu hàng đầu của nhiều người trẻ Trung Quốc đó là ra trường và tìm được một công việc lương cao ở công ty tư nhân. Theo một báo cáo hồi tháng 6 của Ngân hàng Phát triển châu Á, cứ 10 người Trung Quốc làm việc ở thành thị thì có tới 6 người trong độ tuổi từ 16 đến 24 làm việc trong khối tư nhân.

Ngoài việc chính phủ giám sát gắt gao các doanh nghiệp tư nhân, nhiều công ty nước ngoài cũng hạn chế tuyển dụng thêm nhân lực, trong bối cảnh phương Tây tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc trong năm ngoái đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990.

Zongyuan Zoe Liu, chuyên gia từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết: “Việc làm được cung cấp bởi các công ty đa quốc gia đang giảm dần do di dời chuỗi cung ứng. Các công ty đa quốc gia hoặc đang xem xét giảm quy mô đầu tư vào Trung Quốc hoặc đơn giản là rút khỏi thị trường Trung Quốc".

Trước khi chính phủ Trung Quốc tăng cường quy định kiểm soát, công nghệ và giáo dục là một trong những lĩnh vực được sinh viên đại học săn đón nhất nhờ thu nhập cao. Năm 2019, hơn 80% nhân lực ngành giáo dục Trung Quốc ở dưới 35 tuổi và hơn 90% có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ, theo một cuộc khảo sát của nền tảng tìm việc Liepin của Trung Quốc.

Ngành giáo dục đã tạo việc làm cho khoảng 10 triệu người, trước khi các dịch vụ dạy thêm bị cấm vào năm 2021.

Các nhà quan sát nhận định chính phủ Trung Quốc sẽ khó thay đổi quan điểm, bất chấp tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng.

Michelle Mengsu Chang, chuyên gia kinh tế Trung Quốc của tổ chức Hiệp hội Châu Á, cho biết chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng chiến thuật tương tự vào những năm 1970 khi hàng triệu thanh niên trở về thành phố sau Cách mạng Văn hóa.

Nền kinh tế Trung Quốc không có khu vực tư nhân vào thời điểm đó, trong khi các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước không thể tiếp nhận nhiều người thất nghiệp.

“Đó là nguồn gốc ra đời của các doanh nhân Trung Quốc thời hiện đại”, chuyên gia Chang nói. "Đất nước không thể cung cấp việc làm cho họ, vì vậy cần phải cho phép những người này tự kiếm sống".

Nhưng đối với một thời đại khác, cần có một phản ứng khác, theo vị chuyên gia.

“Khi bạn nghe mọi người kể lại những năm 1980, tinh thần của thời đó rất khác, mọi người đều cảm thấy rằng Trung Quốc đang trở thành một nơi cởi mở hơn. Mọi người ngày càng thích sự ổn định, bạn cảm nhận được sự suy giảm tinh thần của chủ nghĩa kinh doanh", bà Chang nói.

Trong chính sách mới của mình, chính phủ Trung Quốc cho biết mục tiêu của họ là phá bỏ các rào cản tiếp cận thị trường cho các doanh nhân, hỗ trợ và bảo vệ quyền của các công ty tư nhân, đồng thời “vun đắp và thúc đẩy tinh thần kinh doanh”.

Dù hiệu quả hay không, các chính sách mới báo hiệu rằng việc xây dựng lại niềm tin của các nhà lập pháp Trung Quốc đối với khu vực tư nhân.

Chuyên gia Xing của ngân hàng Morgan Stanley cho biết: “Tôi tin rằng một gói kích thích có thể giúp ích vì nó cho thấy chính phủ quan tâm đến nền kinh tế và khu vực tư nhân”.

"Giải phóng tiềm năng tăng trưởng đòi hỏi họ phải đối xử với khu vực tư nhân theo cách khá nhất quán và hỗ trợ, chẳng hạn bằng cách cung cấp một môi trường pháp lý ổn định, vì vậy sẽ không ai lo lắng về những thay đổi quy định có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ", ông Xing chỉ ra.

Trong khi chờ đợi một công việc mới, Glonee Zhang đang tính đến phương án học cao học.

"Có lẽ điều đó có thể giúp khám phá tiềm năng và ý chí của tôi", Zhang nói khi đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh môn lịch sử triết học phương Tây.

Theo Nikkei Asia
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.