Tiếp tục nghỉ học?

(Ngày Nay) - Tối 27/2, khắp các nhóm chat của phụ huynh và giáo viên cấp 1-2 ở Hà Nội sôi sục với 1 cuộc trưng cầu ý kiến khẩn cấp. Cho con đi học trở lại vào ngày 2/3 hay tiếp tục nghỉ? Đó là câu hỏi mà nhà trường gửi tới các phụ huynh. 
Tiếp tục nghỉ học? ảnh 1

Kết quả cuộc khảo sát này sẽ được thống kê và gửi tới Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội, lấy đó làm cơ sở cho quyết định của lãnh đạo thành phố trong cuộc họp chiều nay.

Nhưng dựa vào kết quả được chia sẻ giữa các nhóm phụ huynh, có thể thấy cơ bản 80% phụ huynh chưa yên tâm để con tới trường.

Tôi đưa lên trang facebook cá nhân của mình một giả thiết có tính khiêu khích, đó là nếu viễn cảnh huỷ luôn năm học này, lúc đó mới xem tinh thần phụ huynh ‘cứng’ đến đâu. Kết quả, số phụ huynh vào bày tỏ tinh thần sẵn sàng cho con nghỉ học, học chậm lại 1 năm cũng chẳng sao so với cả đời người, nghỉ học cũng là cơ hội để gần gũi con cái hơn… chiếm đa số. Chỉ có rất ít người lo lắng, chủ yếu vì con của họ đang ở năm cuối cấp.

Đó là một chuyển biến tâm lý mạnh mẽ.

Suốt nhiều thập kỷ, cuộc đua thành tích của ngành giáo dục gây ra một sự ám ảnh liên đới tới phụ huynh và học sinh. Giữa thời bình, có nơi bọn trẻ thậm chí phải học ca 3 buổi tối. Lịch học chính dày đặc, lại còn lịch học thêm nghẹt thở. Học văn hoá đã đành, còn phải học cả những môn năng khiếu. Khẩu hiệu “Học - Học nữa - Học mãi” đã đúng theo nghĩa đen, trở thành nỗi ám ảnh của học sinh mỗi khi nhìn lên bảng.

Và đột nhiên, vì lý do bất khả kháng trước dịch Covid-19, tất cả cùng ngừng lại.

Không học chính, không học thêm, trẻ con ở nhà chơi dài đã hơn 1 tháng. Nhưng hoá ra không chỉ có chúng thích thú, mà cả phụ huynh lẫn các thày cô giáo cũng bỗng nhiên có một cơ hội thở phào.

Bỗng nhiên chúng ta có một cơ hội để nhìn nhận lại xem con mình có cần phải học nhiều đến thế không?

Bỗng nhiên chúng ta có một cơ hội để xem nếu không học ca 1, ca 2, ca 3 và ca 4, 5, 6… thì con mình sẽ thế nào?

Bỗng nhiên chúng ta có một cơ hội để cùng con xem lại tất cả bài vở (điều mà thực ra không phải phụ huynh nào cũng từng làm), lắng nghe xem con thích môn gì, có thiên hướng gì?

Bỗng nhiên chúng ta có một cơ hội để chơi với con, quan sát con mình đã trưởng thành đến thế (ồ, hoá ra chúng nó làm được ối việc, nhiều phụ huynh thốt lên).

Tiếp tục nghỉ học? ảnh 2

Trẻ em tự học và chơi tại gia đình trong thời điểm dịch Covid-19 đe doạ. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Nhưng đừng vội mừng. Không dễ mà virus corona có thể tạo ra một cuộc cách mạng giáo dục. Những gì mà các phụ huynh đang thoả hiệp chỉ là tạm thời. Và ngay cả sự sẵn sàng cho con bỏ 1 năm học của chúng ta, cơ bản là bởi điều đó - nếu thành hiện thực - sẽ áp dụng cho tất cả. Nghĩa là cả cuộc đua cùng hoãn lại thì được, tất cả cùng ngừng thì được. 

Thế còn nếu tất cả cùng tiếp tục chạy?

Ngày hôm qua, khi câu hỏi khảo sát được gửi tới các phụ huynh, tôi đã đọc được một số phản hồi đại ý rằng, bố mẹ nào thì cũng lo lắng cho sức khoẻ của các con, nhưng tại sao nhà trường không quyết mà lại “đá quả bóng” sang sân cho bố mẹ quyết?

Ban đầu, tôi khá ngạc nhiên trước ý kiến này. Ủa, con của mình mà, sức khoẻ và an toàn của chúng với các phụ huynh là quan trọng nhất, tại sao lại muốn nhà trường hay Bộ GD-ĐT quyết thay việc này? Sao lại cho rằng “quả bóng” nằm ở sân này hay sân kia?

Nhưng rồi tôi hiểu, ý kiến đó cho thấy còn nhiều phụ huynh đã bị cuốn vào cuộc chạy đua học hành quá khốc liệt. Đến mức nếu trao cho họ quyền quyết định, họ sẽ lúng túng không biết nên thế nào. Chúng ta đã cùng cuốn vào 1 cuộc chạy đua, thì giờ chúng ta cũng chỉ yên tâm khi tất cả đều ngừng lại, và phải có ai đó quyết thay mình.

Tiếp tục nghỉ học? ảnh 3

Nếu đi học lại, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm hết sức cẩn thận. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)

Ngành Giáo dục không quyết được đâu. Ngay cả ngành Y tế cũng vậy. Đây là đề bài chưa bao giờ chúng ta đối mặt, mà lại bắt buộc phải giải chứ không thể bỏ qua. Vậy thì hãy tự quyết điều đó, các phụ huynh thân mến – đó là con em của chúng ta, những đứa trẻ của chúng ta cơ mà.

1 tháng học, thậm chí 1 năm học không ý nghĩa gì nhiều so với cả đời người. Việc đi học luôn phải là niềm vui, trong sự an toàn và mang lại giá trị về tri thức – nhân cách và thể chất. Cố chạy theo một cuộc đua mà làm gì, khi chúng ta đều hiểu rõ, cuối cùng thì trong cuộc đua học hành cho đến tận cuối đời, chúng ta luôn đối mặt với chính mình mà thôi.

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.