Đơn vị đứng sau vụ bắt giữ CEO Telegram

(Ngày Nay) - Ít ai biết rằng, một đơn vị điều tra tội phạm trên mạng nằm trong văn phòng công tố Paris (Pháp) là đội ngũ đứng sau vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov.
Đơn vị đứng sau vụ bắt giữ CEO Telegram

Vụ bắt giữ ông Pavel Durov vào thứ Bảy tuần trước đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong phương thức một số nhà chức trách toàn cầu có thể tìm cách đối phó với các tỷ phú công nghệ tỏ ra bất hợp tác trong việc kiểm soát nội dung bất hợp pháp trên nền tảng của họ.

Các luật sư cho biết, vụ bắt giữ báo "ông trùm" Telegram báo hiệu phát súng cảnh cáo của đơn vị J3 do bà Johanna Brousse, 38 tuổi, đứng đầu kể từ năm 2020.

Trong một động thái chưa từng có chống lại một CEO công nghệ lớn, các công tố viên Pháp cho rằng ông Durov phải chịu trách nhiệm về cáo buộc bất hợp pháp trên nền tảng của mình.

Pavel Durov bị nghi ngờ đồng lõa điều hành một nền tảng trực tuyến cho phép đăng hình ảnh lạm dụng tình dục trẻ em, buôn bán ma túy và lừa đảo.

Luật sư của ông Durov hôm thứ Năm cho biết thật “vô lý” khi thân chủ của mình phải chịu trách nhiệm và ứng dụng Telegram vẫn tuân thủ luật pháp châu Âu.

Bị đưa vào diện điều tra chính thức ở Pháp không có nghĩa là có tội hoặc nhất thiết phải dẫn đến xét xử, nhưng cho thấy phía công tố có đủ bằng chứng để tiến hành cuộc điều tra. Các cuộc điều tra có thể kéo dài nhiều năm trước khi được đưa ra xét xử hoặc hủy bỏ.

Ông Durov hiện đã được phóng thích, nhưng bị cấm rời khỏi Pháp.

Đơn vị của bà Johanna Brousse đã bắt đầu điều tra ông Durov vào đầu năm nay sau khi nhận thấy ứng dụng Telegram được sử dụng như một nền tảng giao dịch của tội phạm.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Liberation vào tháng 1, bà Brousse cho biết văn phòng J3 đang giám sát ngày càng nhiều cuộc điều tra liên quan đến Telegram và ứng dụng Discord.

Đơn vị tội phạm trên mạng J3 của bà Brousse chỉ có 5 công tố viên, thấp hơn nhiều so với 55-60 công tố viên tội phạm mạng ở Thụy Sĩ.

Với nguồn lực hạn chế, J3 "ưu tiên những tội ác nghiêm trọng nhất", bà Brousse trả lời báo Le Figaro vào năm ngoái.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2022, bà Brousse cho biết bản thân muốn trở nên cứng rắn "để bọn tội phạm mạng tin rằng nếu chúng tấn công nước Pháp, chúng sẽ bị phán xét và trừng phạt rất nghiêm khắc".

Theo Reuters
Bình luận
Các điều tra viên thuộc Cơ quan chống tham nhũng nhà nước Hàn Quốc tiến vào tư dinh Tổng thống bị luận tội để thực thi lệnh bắt giữ ông Yoon Suk Yeol, tại Seoul, ngày 3/1/2025. Ảnh: YONHAP.
Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol
(Ngày Nay) - Ngày 3/1, các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng trước. Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng nước này tìm cách bắt giữ một tổng thống đương nhiệm.
 Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN.
Chiến lược "Vành đai lửa" của Iran đang sụp đổ?
(Ngày Nay) - Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, chiến lược "vành đai lửa" của Iran đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Các lực lượng dân quân thân Tehran như Hamas, Hezbollah bị suy yếu, đồng minh Syria thay đổi chính quyền, trong khi chương trình hạt nhân bị đe dọa đã khiến tham vọng ở Trung Đông của Tehran bị lung lay.