Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số

Sông Hằng vài năm qua đứng trước tình trạng ô nhiễm nặng do quá tải dân số, hoạt động kinh tế của con người cũng như tình trạng biến đổi khí hậu.
Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số
Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số ảnh 1

Sông Hằng từ hàng nghìn năm qua là mạch nước nuôi sống người dân miền Bắc Ấn Độ và Bangladesh. Đối với người dân sống hai bên bờ, con sông là biểu tượng linh thiêng của đạo Hindu cũng như của sự sống. Ảnh: Di Sturco/CNN.

Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số ảnh 2

Băng tuyết tan trên dãy Himalaya là nguồn cung cấp nước chính cho sông Hằng. Tại khu vực thượng lưu, nước sông Hằng được miêu tả là trong, sạch và có thể uống trực tiếp. Thế nhưng, tại khu vực hạ nguồn, sông Hằng đang đối mặt tình trạng ô nhiễm nặng do tình trạng quá tải dân số. Trong ảnh, một đoạn sông Hằng tại khu vực thượng nguồn ở miền Bắc Ấn Độ. Ảnh: Di Sturco/CNN.

Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số ảnh 3

Tình trạng "sức khỏe " của sông Hằng đang là mối lo ngày càng lan rộng tại Ấn Độ. Mỗi ngày, hàng tỷ lít nước thải công nghiệp và nước thải dân sinh, cùng vô số rác thải, được bơm trực tiếp vào con sống đang nuôi sống hàng trăm triệu dân, theo CNN. Trong ảnh, một người dân đang dọn rác bên bờ sông Hằng ở Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.

Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số ảnh 4

"Những vấn đề hiện nay mà chúng ta phải đối mặt đến từ tư duy bảo thủ áp dụng sai lầm chính sách phát triển của phương Tây", Vandana Shiva, một nhà hoạt động môi trường tại thủ đô New Delhi, nhận xét. Các nhà hoạt động cho rằng việc triệt phá những khu rừng rộng lớn để phục vụ các công trình đập thủy điện cũng như các khu công nghiệp càng góp phần làm tồi tệ thêm tình trạng ô nhiễm của sông Hằng. Ảnh: Reuters.

Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số ảnh 5

"Ô nhiễm công nghiệp là điều có thể thấy bằng mắt thường. Nhưng sự ô nhiễm không thể thấy được là thứ đang giết chết các loài cá, đó là chất thải hóa học, thuốc trừ sâu, phân bón, đến từ hoạt động nông nghiệp", bà Vandana Shiva nhận xét. Trong ảnh, núi rác tại bang Uttar Pradesh, bên bờ sông Hằng. Ảnh: Reuters.

Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số ảnh 6

Tập tục sinh hoạt của người dân Ấn Độ cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến chất lượng nước tại sông Hằng ngày càng đi xuống. Bên cạnh việc xả chất thải trực tiếp ra dòng sông, người dân tại một số khu vực có phong tục thả trôi thi thể của người chết trước khi hỏa táng ngay trên sông. Trong ảnh, nghi lễ hỏa táng được tổ chức ở thành phố Varanasi, trung tâm của đạo Hindu ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters.

Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số ảnh 7
Biến đổi khí hậu cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm thêm trầm trọng tại sông Hằng. Vài năm qua, băng tại thượng nguồn sông Hằng đang giảm dần, khiến lượng nước sạch cung cấp cho dòng sông càng giảm đi. Trong ảnh, nước tại hạ nguồn sông Hằng chuyển sang màu vàng nâu, thay vì trong và sạch như tại thượng nguồn. Ảnh: Reuters.
Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số ảnh 8

Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết chi 2,8 tỷ USD từ ngân sách chính phủ để cải thiện chất lượng nước của sông Hằng, một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới. Mục tiêu của chiến dịch là làm sạch hoàn toàn lòng sông vào năm 2020. Ảnh: Reuters.

Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số ảnh 9

Để hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng, Ấn Độ xây dựng hơn 1 triệu nhà vệ sinh dân dụng tại các làng dọc bờ sông, để tránh tình trạng người dân phóng uế trực tiếp xuống sông Hằng. Chính phủ Ấn Độ cũng cải tạo và xây mới 20 nhà máy xử lý rác thải cùng 50 lò hỏa táng điện. Ảnh: Reuters.

Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số ảnh 10

Theo Nikkei Asian Review, chiến dịch làm sạch sông Hằng của Thủ tướng Modi đã bước đầu đạt được kết quả, khi đã giải quyết được rác thải tại một số đoạn thuộc hạ nguồn con sông. Tuy nhiên, kế hoạch tham vọng của chính phủ Ấn Độ vẫn bị đánh giá là thiếu đầu tư, khi nhiều chuyên gia nhận định 2,8 tỷ USD là khoản chi thấp hơn nhiều so với số tiền cần để cải tạo con sông dài 2.500km, và sẽ không thể hoàn thành vào năm 2020. Ảnh: Reuters.

Theo Zing
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
(Ngày Nay) - Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
(Ngày Nay) - Từng mặc cảm, tự ti với sự khiếm khuyết của cơ thể, chàng trai 24 tuổi Dương Văn Dũng, đã dần tìm thấy giá trị của bản thân khi được tiếp cận cơ hội học thiết kế đồ họa.