Đồng USD mạnh khiến nhiều nước châu Á gặp áp lực nợ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sự suy yếu của đồng nội tệ so với đồng USD làm dấy lên lo ngại các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ.
Đồng USD mạnh khiến nhiều nước châu Á gặp áp lực nợ

Phát biểu tại cuộc họp thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức cuối tuần qua ở thủ đô Tbilisi của Georgia, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết: “Rủi ro nợ vẫn nghiêm trọng ở một số quốc gia có thu nhập trung bình cũng như các quốc gia có thu nhập thấp.”

Hôm thứ Sáu, ADB đã đồng ý với các nhà tài trợ để bổ sung vốn cho các dự án của quốc gia thành viên như xây dựng cơ sở hạ tầng chống biến đổi khí hậu.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nợ công của các quốc gia có thu nhập trung bình và mới nổi ở châu Á sẽ tăng 3% so với năm ngoái, lên đến 82,4% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2024,. Con số này vượt xa tỷ lệ 36,2% của các quốc gia tương tự ở châu Âu và 68,5% ở châu Mỹ Latinh.

Tỷ lệ nợ trên GDP của các nước châu Á có thu nhập thấp được dự đoán sẽ tăng 1 điểm phần trăm lên 44,6%. Theo ADB, 70% các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đều bị thâm hụt tài chính vào năm ngoái.

Vào tháng 2, IMF đã đánh giá 9 trong số 69 quốc gia có thu nhập thấp đang gặp khó khăn về nợ nước ngoài, trong khi 25 quốc gia khác được coi là có nguy cơ cao trong việc gặp khó khăn tương tự. Lào nằm trong số những quốc gia gặp khó khăn về nợ nần, trong khi Maldives, Papua New Guinea, Kiribati và Quần đảo Marshall được xếp vào nhóm các quốc gia có nguy cơ cao.

Theo Ngân hàng Thế giới, nợ công của Lào đã vượt 120% GDP vào năm 2023. Một nửa số nợ nước ngoài do Trung Quốc nắm giữ. Một số nhà quan sát cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều khi tính cả nợ công ẩn. Trung Quốc được cho là đang cung cấp các biện pháp giảm nợ không chính thức cho quốc gia láng giềng này.

Một nhà ngoại giao từ ASEAN nhận định: “Lào đơn giản không còn là lối tắt để Trung Quốc tiến vào Đông Nam Á, mà giờ đây đã trở thành quốc gia phụ thuộc vào Trung Quốc, qua đó giúp chính quyền Bắc Kinh có được vị thế vững chắc hơn trong khu vực”.

Giữa những lo ngại về tình hình tài chính của Lào, việc đồng kip của quốc gia này giảm giá so với đồng đô la Mỹ và đồng baht Thái càng làm tăng thêm căng thẳng trong việc trả nợ bằng đồng đô la.

Phần lớn mức tiêu thụ nhiên liệu và thực phẩm của Lào phụ thuộc vào nhập khẩu và có những lo ngại về việc lạm phát gia tăng. Vào tháng 7 năm 2023, chính phủ nước này ra lệnh chỉ định đồng kip là loại tiền tệ duy nhất được sử dụng để thanh toán trong nước.

Hai quốc đảo Palau và Fiji cũng có mức nợ vượt quá 80% GDP. Các quốc đảo dễ bị ảnh hưởng do mực nước biển tăng cao và các tác động khác của thời tiết khắc nghiệt càng có nhiều nhu cầu chi tiêu tài chính để phát triển cơ sở hạ tầng.

Việc Quần đảo Solomon cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm 2019 đã khẳng định vị thế ngày càng tăng của Trung Quốc với các quốc đảo Thái Bình Dương.

Mỹ và các đồng minh đã tìm cách đưa ra một giải pháp thay thế cho quan hệ đối tác của Trung Quốc bằng các sáng kiến khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng với cam kết minh bạch về nợ.

Tình trạng vỡ nợ của Sri Lanka cho thấy khủng hoảng nợ có thể diễn ra như thế nào. Năm 2017, Sri Lanka chuyển giao quyền kiểm soát cảng Hambantota cho Trung Quốc, một động thái được coi là quốc gia Nam Á này đã vướng vào bẫy nợ nước ngoài. Cảng biển tại khu vực Ấn Độ Dương này được có vị trí chiến lược về an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nền kinh tế Sri Lanka ngày càng xấu đi trong đại dịch COVID-19. Vào tháng 4 năm 2022, chính phủ quốc gia này cho biết họ sẽ tạm dừng thanh toán nợ nước ngoài, đánh dấu tình trạng vỡ nợ quốc gia trên thực tế.

Theo Nikkei Asia
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.