Dự kiến hoàn thành dự án tu bổ Điện Kiến Trung vào cuối năm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Điều làm nên sự độc đáo, khác biệt của kiến trúc điện Kiến Trung chính là sự kết hợp giữa kiến trúc Phục Hưng của Italy, kiến trúc của Pháp và kiến trúc của các công trình cổ Việt Nam.
Dự kiến hoàn thành dự án tu bổ Điện Kiến Trung vào cuối năm

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, dự án phục hồi và tôn tạo điện Kiến Trung trong khu Tử Cấm Thành Huế - được khởi công vào tháng 2/2019, đang bước vào giai đoạn trang trí hoàn thiện.

Công trình dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay, với tổng kinh phí khoảng 124 tỷ đồng.

Việc phục dựng lại ngôi điện Kiến Trung từ một phế tích có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế-Di sản Văn hóa Thế giới đã được UNESCO vinh danh.

Điện Kiến Trung được đầu tư xây dựng các hạng mục như tu bổ tổng thể tường bao nền, hệ thống lan can, sân khuôn viên gồm Tiền Viên và Hậu Viên, các bậc cấp; tu bổ phục hồi lầu Kiến Trung (Kiến Trung Lâu) 2 tầng, chiều cao khoảng 14m, diện tích xây dựng khoảng 97m2; các công trình nhỏ xung quanh như đôn gạch, đài phun nước, súng thần công, nhà canh; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh; bảo tồn nền móng Đông Cung Lâu, Ngự Thư Phòng, Võ Hộ Giá Phòng và Ngự Phê Phòng.

Công trình được phục dựng và tôn tạo lại với thiết kế tương tự như cũ. Phía trước chính điện là vườn cảnh. Tại đây có 3 cầu thang được đắp hình rồng tinh tế, du khách có thể đi theo cầu thang để lên thềm điện. Tầng chính được thiết kế 13 cửa hiên, 5 cửa ở gian giữa và mỗi bên được đặt 3 cửa. Khu vực tầng trên cũng được thiết kế tương tự như tầng chính.

Điều làm nên sự độc đáo, khác biệt của kiến trúc điện Kiến Trung chính là sự kết hợp giữa kiến trúc Phục Hưng của Italy, kiến trúc của Pháp và kiến trúc của các công trình cổ Việt Nam. Đây là công trình tiêu biểu quan trọng, đánh dấu một giai đoạn độc đáo và đặc sắc bổ sung cho kiến trúc truyền thống cung đình Huế.

Điểm nhấn của điện Kiến Trung chính là các họa tiết hoa văn độc đáo bên ngoài được khảm sành sứ với nhiều màu sắc, chủ đề trang trí sinh động khác nhau, tạo nên phần hồn cho công trình.

Công việc khảm sành sứ đã được thực hiện được khoảng 80% tiến độ, với sự tham gia của nhiều nghệ nhân dân gian có tay nghề cao trong lĩnh vực này.

Các họa tiết trang trí trên tường, trần nhà trong từng căn phòng của điện Kiến Trung đang được các họa sỹ tỉ mỉ vẽ lại theo những tài liệu xưa.

Hiện nay, hạng mục chính lầu Kiến Trung với kết cấu bêtông cốt thép đã hoàn thành xong phần thô, lợp mái ngói men hoàng lưu ly và trang trí phần con giống phía trên.

Điện Kiến Trung tọa lạc ở số 32 đường Đặng Thái Thân thuộc phường Phú Hậu, thành phố Huế, nằm bên trong điểm du lịch nổi tiếng kinh thành Huế.

Vào năm 1827, vua Minh Mạng cho xây công trình lầu Minh Viễn với 3 tầng, có chiều cao khoảng 10,8m. Mãi đến năm Tự Đức, công trình này bị triệt giải.

Năm 1913, vua Duy Tân tiến hành xây dựng lại một lầu khác, có tên là Du Cửu. Về sau, đến khoảng thời gian năm 1921-1923, khu vực này được vua Khải Định mở rộng làm cung điện, lấy tên là điện Kiến Trung.

Địa điểm này là nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Tuy nhiên năm 1947, do tác động của chiến tranh, công trình đã sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng.

Bên cạnh nhiều danh lam thắng cảnh như Đại Nội Huế, sông Hương, núi Ngự, điện Kiến Trung không chỉ là công trình có ý nghĩa rất lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc mà đây còn là điểm du lịch được nhiều người lựa chọn khi đến với mảnh đất Cố đô.

Qua 30 năm, từ khi được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Thế giới (1993), Quần thể Di tích Cố đô Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Hiện nay, ngoài điện Kiến Trung, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ để triển khai các dự án phục dựng điện Cần Chánh và Đại Cung Môn nằm trên trục Dũng đạo của Hoàng cung Huế, góp phần từng bước lấy lại diện mạo của các cung điện quan trọng, nhằm gìn giữ một Cố đô Huế cổ kính, tráng lệ cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.