Đưa văn hóa, con người Hà Nội trở thành nguồn lực phát triển bền vững Thủ đô

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Bên lề Quốc hội, các đại biểu đã cho ý kiến về dự thảo Luật quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội nhằm huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển Thủ đô trong tình hình mới.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhấn mạnh Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là Thủ đô văn hóa của đất nước, ông Bùi Hoài Sơn (Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) đã nêu ra một số lưu ý và đề xuất để phát triển văn hóa Thủ đô.

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này là chính sách phát triển văn hóa và an sinh xã hội của Thủ đô. Đây là những chính sách góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam; đưa văn hóa, con người Hà Nội trở thành nguồn lực nội sinh để phát triển bền vững Thủ đô; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trên cơ sở kế thừa quy định tại Điều 11 Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW với một số cơ chế đặc thù mới để phát triển văn hóa Thủ đô. Đó là xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa theo quy hoạch; giao HĐND thành phố Hà Nội quy định nội dung, mức hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành đối với văn nghệ sỹ, nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể; việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội đối với nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể...

Đại biểu Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh, Hà Nội không chỉ là Thủ đô chính trị và còn là Thủ đô văn hóa, nơi hội tụ, kết tinh, tỏa sáng, là biểu tượng cho giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước, nơi tụ nhân, tụ nghĩa, tụ tài của dân tộc và là "nơi lắng hồn núi sông ngàn năm." Vì thế, khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), cần có những cơ chế, chính sách vượt trội, phù hợp, ưu đãi để làm nổi bật hơn những đặc trưng này, để văn hóa Thủ đô dẫn dắt, điều tiết sự phát triển bền vững của đất nước.

Đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo trong việc đưa các quy định về văn hóa trong Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là bước tiến lớn so với Luật Thủ đô trước đây, khi có những quy định về ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa, ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực thể thao và một số ngành công nghiệp văn hóa gồm: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, du lịch văn hóa theo danh mục cụ thể do UBND thành phố Hà Nội quyết định, cho áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP), hay áp dụng chế độ cao hơn đối với nghệ sỹ, nghệ nhân, bảo vệ các di tích, di sản văn hóa Thủ đô...

Cho ý kiến về nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình, hạ tầng văn hóa, thể thao, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phạm Thúy Chinh cho biết, tại Điều 42 dự thảo Luật quy định, cho phép thành phố Hà Nội áp dụng quản lý, vận hành và khai thác tài sản công theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, quản lý (hình thức O&M) đối với các công trình, hạ tầng văn hóa, thể thao do Nhà nước đầu tư trên địa bàn Thủ đô. Tương tự như Điều 39, tên của Điều 42 là Quản lý tài sản công nhưng nội hàm của điều luật quy định về quản lý và tài sản công gắn với việc liên danh, liên kết và thực hiện O&M đối với các công trình văn hóa và thể thao. Như vậy, để phù hợp với nội dung thì tên của điều luật cần được thay đổi thành “quản lý, sử dụng các công trình thể thao, văn hóa của Thủ đô Hà Nội”.

"Mặc dù đây là lĩnh vực chưa được quy định trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP), tuy nhiên tôi đồng tình với quy định này và nếu thành phố Hà Nội được áp dụng cơ chế này sẽ nâng cao hiệu quả, phát huy được các giá trị của các công trình văn hóa, thể thao, nhất là các công trình có quy mô lớn, đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Đây cũng là điểm dẫn đến việc nghiên cứu, sửa đổi chính sách pháp luật về tài sản công cũng như sẽ thu hút được sự tham gia của khu vực tư nhân vào vận hành, khai thác và cung cấp dịch vụ, chấm dứt tình trạng lãng phí và phát huy hiệu quả các công trình này" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách phân tích.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.