Gái ế thì có làm sao?

Thỉnh thoảng tôi vẫn được nghe những câu trêu đùa “gái ế”. Cũng có người sau khi nhắc đến hai từ “gái ế” vội quay sang nhìn tôi ái ngại. Trong khi đó, tôi chẳng thấy có gì đáng suy nghĩ về hai từ này.
Gái ế thì có làm sao?
Mùa cưới rộn ràng khắp nơi, trên Facebook tràn ngập ảnh cưới, ảnh đám hỏi của các bạn trẻ khiến tôi không khỏi xuyến xao. Trong ảnh, cô dâu chú rể cười tươi hạnh phúc, cùng với đó là hàng loạt những lời chúc mừng hạnh phúc. Mừng cho hạnh phúc của các bạn, tôi chợt nghĩ, mình cũng đã 25 tuổi rồi.
25 tuổi – cái tuổi chưa quá già nhưng cũng không còn trẻ. Dù sao thì tôi cũng tốt nghiệp đại học được 2 năm rồi, đã có công việc ổn định. Mỗi lần tôi về thăm nhà, bố mẹ đều nhắc khéo chuyện chồng con. Từ chuyện con ông này, con bà kia lấy chồng, lấy vợ ở đâu, làm nghề gì. Bố mẹ cũng giục tôi đưa người yêu về cho bố mẹ xem mặt mà tôi toàn lảng tránh. Tôi chẳng hiểu sao bọn trẻ bây giờ kết hôn sớm vậy. Thậm chí, gần nhà tôi, có em sinh năm 1993 mới lấy vợ. Tôi tự hỏi, tuổi còn trẻ như vậy mà cưới vợ, sinh con thì lấy đâu tiền nuôi con. Rồi đàn ông trưởng thành muộn, lấy vợ khi còn trẻ tuổi thì có lo nổi cho vợ con được không?

Tôi đã từng yêu và cảm thấy tình yêu thì lúc nào cũng ngọt ngào, lãng mạn. Nhưng thử hỏi lấy nhau rồi sinh con cái, nhiều việc phải lo, phải nghĩ thì người ta có còn quan tâm, chiều chuộng nhau được nữa hay không. Tôi quan niệm, hôn nhân dựa trên tình yêu nhưng không thể nào bỏ qua yếu tố kinh tế được. Vợ chồng yêu nhau nhiều thế nào đi nữa nhưng lấy nhau về tiền không có thì sớm muộn cũng mâu thuẫn, hôn nhân cũng tan vỡ mà thôi.

Gái ế thì có làm sao? - anh 1
Thỉnh thoảng tôi vẫn được nghe những câu trêu đùa “gái ế”. Cũng có người sau khi nhắc đến hai từ “gái ế” vội quay sang nhìn tôi ái ngại. Trong khi đó, tôi chẳng thấy có gì đáng suy nghĩ về hai từ này. Có thể, do quan niệm của họ khác tôi. Họ nghĩ rằng con gái học xong, có công việc rồi thì phải lấy chồng, sinh con mới tròn trách nhiệm. Còn nếu chưa có người lấy thì là gái già, gái ế. Nhưng tôi thì lại nghĩ khác, tôi không thể nào thấy bạn bè cưới mà vội vàng quyết định việc hệ trọng của cuộc đời. Cả đời chỉ lấy chồng một lần, cũng như chơi canh bạc, chọn nhầm thì sẽ phải trả giá đắt. Nếu cứ chiều theo dư luận, làm hài lòng mọi người thì sẽ tự làm khó chính mình.
Trong số những người theo đuổi, tán tỉnh tôi, chưa ai có thể khiến tôi có cảm giác yên tâm, tin tưởng để chọn làm chồng. Tôi vẫn làm quen, hẹn hò, tìm hiểu một cách cẩn thận, kỹ lưỡng. Tôi sẽ duy trì mối quan hệ cho đến khi nào thật sẵn sàng. Bởi hôn nhân đâu thể vội vàng áp đặt. Huống chi, người ta chỉ trách khi bạn kết hôn rồi ly hôn chứ chẳng ai trách khi bạn làm quen, yêu nhiều người. Với người đàn ông tôi cảm thấy không phù hợp, không thể tiến tới hôn nhân, tôi sẽ từ bỏ.
Những bạn của tôi đã kết hôn đều trải qua những ngày đầu hạnh phúc. Thế nhưng sau đó, hàng ngày tôi vẫn đọc được những dòng status trên Facebook than phiền nhiều chuyện từ chuyện tính chồng trẻ con, chăm con vất vả, bố mẹ chồng khó tính. Có những chị em lại kêu than chuyện nhan sắc bị phai tàn, rồi cái gì cũng cần có tiền. Tôi là người ngoài cuộc, chưa được trải nghiệm những hoàn cảnh này nhưng tôi biết đó là lẽ đương nhiên, cũng chỉ bởi họ vội vàng kết hôn mà không suy nghĩ kỹ.
Tôi luôn trung thành với suy nghĩ của mình. Công việc, tụ tập bạn bè, mua sắm đồ, làm đẹp… cũng đủ để chiếm trọn quỹ thời gian của tôi. Mang tiếng gái ế, nhưng đâu phải tôi xấu xí không ai yêu, không ai lấy. Chỉ là tôi chưa sẵn sàng và chưa tìm được người phù hợp thôi. Tôi vẫn vui tươi, trẻ đẹp, ăn mặc sành điệu đấy thôi. Nếu có ai đó hỏi khi nào lấy chồng, tôi chỉ mỉm cười trả lời rằng, cứ để duyên số thuận theo tự nhiên. Đang tự do, nhàn rỗi, chẳng tội gì tôi phải tự cướp đi niềm vui của mình, phải gò bó vào hôn nhân.

Xem thêm:

Anh yêu em đâu phải vì cái màng mỏng anh ấy

Vì là gái tỉnh lẻ nên em không có quyền được yêu thương?

Khủng hoảng sau khi cưới vì chồng biến thành người hoàn toàn khác

Lấy chồng nghèo, tôi được nhiều hơn mất

Hối hận vì lấy công tử nhà giàu

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.