'Giá điện không tăng 8,36% như EVN công bố'?

Một ngày trước phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế- xã hội, Chính phủ đã có báo cáo toàn diện về giá điện gửi các đại biểu Quốc hội, trong đó nêu cơ sở pháp lý, quy trình cũng như phương án điều chỉnh tăng 8,36%... Nhưng rồi sức “nóng” giá điện vẫn bao trùm nghị trường sáng 22/5, với lập luận khẳng định “giá điện không tăng 8,36% như EVN công bố”.
'Giá điện không tăng 8,36% như EVN công bố'?
Tại tổ Hà Nội, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành đã sớm đăng ký phát biểu để giải trình thêm với các đại biểu về việc tăng giá điện. Trong đó, ông nhấn mạnh những lý do như chi phí đầu vào tăng (thuế bảo vệ môi trường, giá than tăng...).  “20.000 tỷ đồng tăng thêm do chi phí đầu vào tăng thì bắt buộc phải điều chỉnh giá điện để bù đắp. Toàn bộ điều chỉnh giá điện lên 8,36% chỉ đủ bù đắp cho 20.000 tỷ đồng chi phí thiếu hụt”, ông Thành nói.
Cũng theo ông Thành, hiện nay EVN có nhiệm vụ mua điện, sản xuất, truyền tải và phân phối điện cho người tiêu dùng. Và tỷ lệ mua điện của EVN hiện là 77%, còn sản xuất, phân phối, truyền tải chiếm trong giá thành chỉ có 23%. Như vậy, việc mua điện tăng lên, chi phí tăng lên thì bắt buộc phải điều chỉnh để bù đắp lại các chi phí. Từ đó EVN mới có tiền mua than, dầu, mua điện để cung cấp điện. 
'Giá điện không tăng 8,36% như EVN công bố'? - ảnh 1Dù Chủ tịch EVN Dương Quang Thành đã giải thích nhưng Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai (ngồi cạnh) vẫn không đồng tình và cho biết sẽ tiếp tục chất vấn việc tăng giá điện. Ảnh: Như Ý

Ông Thành cũng nói chỉ có 11 trường hợp phản ánh trên các phương tiện báo chí, 8 trường hợp phản ánh trên mạng xã hội về giá điện nhưng đều đã được EVN giải thích và “đồng tình cách giải thích ấy”. “Như vậy, lượng phản ánh không phải là số lớn trong khi EVN có 27 triệu khách hàng sử dụng điện”, ông Thành nói.

Không đồng tình với giải thích trên, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai lập tức tranh luận lại: “Anh Thành nói có 11 trường hợp kiến nghị về giá điện, nhưng trong báo cáo của Chính phủ nêu rõ có 14.541 kiến nghị của khách hàng, trong đó có 20% trong số đó thắc mắc về chỉ số công tơ điện, và hóa đơn tiền điện”. Bà Mai cũng không đồng tình với nguyên nhân cho rằng do thời tiết nắng nóng nên sản lượng điện tiêu thụ tăng. Các lý do ông Thành đưa ra, bà Mai cho rằng đều chưa thuyết phục, vì theo bà “có nắng nóng cũng không đến mức hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi”. Bà Mai cho biết sẽ tiếp tục chất vấn việc này trên hội trường Quốc hội, bởi đây là vấn đề dư luận rất quan tâm.

Sẽ kiểm toán báo cáo tài chính của EVN
Ở các tổ khác, các đại biểu cũng dành khá nhiều thời gian để phân tích về giá điện. Đại biểu Lê Thu Hà, Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại cho biết qua tham khảo ý kiến của nhiều nhà kinh tế thì thực tế giá điện không phải tăng 8,36% như công bố.

Bóc tách từng vấn đề, bà Hà phân tích, người tiêu dùng ở bậc 6 (từ 401 kwh trở lên) phải chỉ trả đến 2.927 đồng cho 1kWh, mức này tăng đến 189% so với giá cơ sở (1.549 đồng), và tăng đến 15% so với bậc 6 trước khi chưa tăng giá. Như vậy không phải là 8,37% như EVN đệ trình để Chính phủ thông qua cho bậc 6. 

Đối với bậc 3 (101-200 kWh) theo EVN là phổ cập, thì mức giá mới là 2.014 đồng sẽ có sự gia tăng hơn 10% so với giá cũ 1.858 đồng, khác với 8,4% mà EVN thông báo.
'Giá điện không tăng 8,36% như EVN công bố'? - ảnh 2Theo Đại biểu Lê Thu Hà, Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại, giá điện không phải tăng 8,36% như EVN công bố. Ảnh: Như Ý
Tương tự, sự gia tăng giá điện ở bậc 4 (201- 300 kwh) là 12,7% và ở bậc 5 (301-400kwh) là 14,2%. “Như vậy thực chất mức tăng mới của giá điện là 10%, 12,7%, 14,2%, 15%, khác với 8,33 - 8,40% trong đề xuất trình Chính phủ phê duyệt. Cách giải trình của EVN ẩn đi một lần tăng giá, làm cho % tăng giá thấp hơn”, bà Hà phản ánh đồng thời đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, báo cáo QH tại kỳ họp tới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, tiếp thu ý kiến của người dân và chuyên gia, Chính phủ cũng đã nói trong báo cáo là tiếp tục có điều tra, nghiên cứu để điều chỉnh biểu giá bậc thang, vì xu hướng người trung lưu dùng trên 200 kWh điện/tháng sẽ tăng lên.

“Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiếp tục thanh tra, nhất là khâu tính toán giá điện, biểu giá điện và công khai minh bạch. Tôi cũng đề nghị Kiểm toán Nhà nước tới đây kiểm toán lại toàn bộ báo cáo tài chính EVN và điều hành giá điện năm 2019. Tinh thần (của Chính phủ) là rất cầu thị, chỗ nào sai thì sửa, xin lỗi; còn cái nào đúng thì ghi nhận. Kết quả sẽ công khai cho Quốc hội, người dân biết”, Phó Thủ tướng nói.
Theo Tiền Phong
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).