Giấc mơ Trung Hoa của cô dâu Việt

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đối với các cô dâu Việt, ra nước ngoài kết hôn giống như một ván cược may rủi: có người tốt số, có người không.
Giấc mơ Trung Hoa của cô dâu Việt

Tên tôi là Phuong. Tôi 30 tuổi và đến từ Việt Nam. Tôi kết hôn với một người đàn ông ở Trung Quốc cách đây 5 năm và chúng tôi có với nhau hai người, một trai và một gái.

Tôi chỉ là một phụ nữ bình thường trong một cuộc hôn nhân đa quốc tịch, nhưng khi tôi được gọi là “cô dâu Việt Nam”, điều đó ngụ ý rằng tôi khác với những phụ nữ nước ngoài khác lấy đàn ông Trung Quốc và sống ở Trung Quốc.

Bên kia biên giới

Tôi đến từ một làng quê ở tỉnh Bình Thuận, một vùng núi gần biển, thường xuyên xảy ra lũ lụt, mưa bão. Tôi là con thứ bảy trong gia đình có chín người con, năm trai và bốn gái.

Cha mẹ tôi tương đối cởi mở và làm việc chăm chỉ để chúng tôi có thể đến trường, mặc dù nhà đông con. Tôi là một học sinh giỏi và đỗ đại học với điểm số rất cao so với bạn bè đồng trang lứa.

Tuy nhiên, thay vì học đại học, tôi quyết định theo học trường cao đẳng sư phạm. Tôi chỉ cần một ít tiền để trang trải cuộc sống sinh viên, nhà trường sẽ phân bổ cho tôi một công việc sau khi tốt nghiệp nên tôi không cần phải đi tìm.

Cha mẹ tôi có hơn 1.300 m2 ruộng lúa. Nếu không có lũ lụt, nhà tôi có thể thu hoạch ba lần một năm và kiếm được hơn 5.000 tệ (17,4 triệu đồng). Đó là khoản thu nhập chính nuôi sống 9 người con trong gia đình.

Vào năm thứ ba đại học, tôi được chỉ định thực tập tại một trường tiểu học cách đó một giờ đi xe buýt. Tôi phải dậy lúc 5 giờ sáng để lên lớp lúc 7 giờ, sau đó tôi làm công việc bán thời gian trong quán cà phê hoặc nhà hàng, thường trở lại ký túc xá lúc 11 giờ tối và soạn giáo án trước khi đi ngủ.

Công việc hàng quán dù vậy khiến tôi rất mệt. Bởi phải thức khuya soạn giáo án nên bài vở của tôi luộm thuộm và thường xuyên bị trễ giờ lên lớp vì ngủ quên.

Không đủ ăn cũng khiến tôi không còn nhiều năng lượng cho việc lên lớp, cuộc sống của tôi trở thành một vòng luẩn quẩn. Giáo viên phụ trách chỉ trích tôi vì đi về muộn và luôn đi chơi với bạn bè, nói rằng tôi không hành động như một giáo viên thực thụ. Tôi không dám nói với các bạn mình đi làm thêm ở quán vì sợ bị coi thường.

Một bạn cùng phòng của tôi có gia đình khá giả, mọi người thích chơi với cô ấy. Tuy nhiên, tôi không có thời gian rảnh để tham gia nhóm bạn nên bị họ liên tục chế giễu. Một ngày nọ, có ngườ buộc tội tôi ăn cắp chiếc vòng cổ của bạn cùng phòng, dù tôi không làm vậy. Chiếc vòng cổ được tìm thấy dưới gối của tôi, mặc dù tôi không ở ký túc xá cả ngày hôm đó.

Tôi đã giải thích với giáo viên tất cả mọi thứ, nhưng cô không tin tôi. Từ đó trở đi, tôi bị gán cho cái tên “ăn cắp”. Bị cô lập và cảm thấy chán nản, tôi xin nghỉ phép và về quê.

Tôi không bao giờ trở lại trường và gia đình tôi phải làm thủ tục xin thôi học. Rồi tôi theo một người chị của mình vào Thành phố Hồ Chí Minh nhận công việc in tem ở đó. Trong nhà máy, tôi gặp Trung.

Chúng tôi chuyển tới sống chung từ đó. Sau khi trả tiền thuê nhà, điện nước, chúng tôi dành dụm nửa số tiền lương còn lại gửi về nhà. Vì tiết kiệm, nên chúng tôi không có nhiều tiền để ăn. Cứ cuối tháng, tôi và Trung thường mua bánh mì ven đường để ăn trưa trước khi đi làm.

Bữa tôi của chúng tôi chỉ có cơm và nước mắm. Cuộc sống tuy vất vả nhưng đầy hy vọng, đôi khi tôi mơ tưởng về cuộc sống vợ chồng.

Ở nông thôn Việt Nam, các cô gái thường kết hôn ở độ tuổi đôi mươi. Tôi và Trung quen nhau được tám năm. Tôi 26 tuổi và mơ ước được mặc áo dài cô dâu.

Nhưng bố mẹ của Trung kiên quyết phản đối chuyện này. Họ nói tôi đã quá già để có con và gia đình tôi ở quá xa. Họ còn giới thiệu một cô gái cùng quê khác cho Trung. Cha anh ấy thậm chí còn nói vào mặt tôi: "Nó lấy bất cứ ai cũng được, còn cô thì không".

Vào tháng 7 năm 2015, mẹ tôi bị lũ cuốn trôi, tôi không bao giờ được gặp lại mẹ nữa. Áp lực trong công việc ngày càng tăng và nhiều bức xúc khác khiến tôi và Trung thường xuyên cãi nhau. Chúng tôi chia tay vào cuối năm đó. Trung về quê và cưới một cô gái nhỏ tuổi hơn tôi.

Trong suốt hai hoặc ba năm sau đó, một vài người đàn ông tỏ ra quan tâm đến tôi, nhưng tôi dần mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân. Cứ nghĩ tới chuyện này tôi lại khóc.

Năm 2018, tôi về quê ăn Tết. Khi về thăm gia đình, tôi nghe nói em họ mình đã kết hôn với một người đàn ông Trung Quốc. Cô ấy thường xuyên đăng ảnh và quay video, đi du lịch khắp nơi, thậm chí còn bắt đầu kinh doanh quần áo.

Một ngày nọ, mẹ của cô em họ đến nhà và hỏi liệu tôi có cân nhắc việc kết hôn với một người đàn ông Trung Quốc hay không. Cô ấy hứa sẽ tìm cho tôi một ngôi nhà tử tế, ít nhất là tốt như nhà của con gái cô ấy. Tôi đồng ý, không phải vì tôi muốn kết hôn trong một gia đình tốt, tôi chỉ muốn thoát ly.

Sau Tết Nguyên đán, tôi nghỉ việc ở xưởng. Tôi nhận khoản lương cuối cùng và dùng tiền đó để làm hộ chiếu. Sau đó, tôi bay từ Hồ Chí Minh ra Hà Nội, cùng với “người mai mối” của tôi, chính là cô em họ lấy chồng Trung Quốc. Sau đó, chúng tôi bắt xe khách đến Lạng Sơn, từ đó chúng tôi sang tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.

Tôi bị bán rẻ

Những cô dâu Việt như chúng tôi khi kết hôn với đàn ông Trung Quốc đều mong gặp được một gia đình tử tế. Nhưng việc kết hôn với người nước ngoài giống như một cuộc rút thăm may rủi.

Xuống xe ở Lạng Sơn, tôi và em họ gặp người đàn ông sẽ dẫn chúng tôi sang Trung Quốc. chiếc xe máy của anh ấy băng qua những ngọn núi. Trời lạnh và mưa, giày và quần của chúng tôi dính đầy bùn đỏ trên đường.

Sau khoảng 15 phút, chúng tôi đã vào sâu trong núi và xe máy không thể đi xa hơn, từ đó chúng tôi phải cuốc bộ men theo một con đường nhỏ đến biên giới, băng qua hàng rào và đi bộ một lúc thì gặp một người phụ nữ Trung Quốc đang đợi chúng tôi.

Cô ấy đưa chúng tôi đến một căn nhà nhỏ, nơi có một số cô dâu người Việt khác đến trước chúng tôi. Tối hôm đó chúng tôi nghỉ ngơi và tới sáng hôm sau được một chiếc xe ô tô tới đón.

Chúng tôi bị bịt mắt, chỉ biết xe đang chạy trên đường. Họ đổi xe ba lần trên hành trình. Đó là một chuyến đi gập ghềnh, tôi và nhiều phụ nữ khác bị say xe. Chúng tôi chỉ có bánh mì và nước, thậm chí sẽ có người trông chừng khi chúng tôi đi vệ sinh.

Tôi không biết đã đi được bao lâu, nhưng mỗi khi giật mình tỉnh giấc, tôi lại gục đầu ngủ tiếp. Đói và khát, chúng tôi không dám hoặc thậm chí không biết nói tiếng Trung để xin. Hơn nữa, chúng tôi sợ rằng cảnh sát sẽ phát hiện, vì vậy chúng tôi làm đúng như những gì tài xế nói.

Bất cứ khi nào chúng tôi đến một trạm kiểm soát hoặc xe buýt dừng lại, tôi bắt đầu toát mồ hôi vì sợ hãi.

Sau này khi nhìn lại bản đồ, tôi mới nhận ra rằng mình đã đi qua một nửa Trung Quốc. Điểm đến của chúng tôi là thành phố Kiến Âu, ở phía đông nam tỉnh Phúc Kiến, cách Lạng Sơn 1.800 km. Người em họ đưa tôi đến nhà cô ấy để nghỉ ngơi qua đêm và ngày hôm sau, chúng tôi đi gặp mặt.

Khi tôi nói gặp mặt, có nghĩa là một cuộc đấu giá xem ai trả nhiều tiền nhất để "mua" cô dâu, còn "người mai mối" sẽ lấy 30%. Gia đình đầu tiên sẵn sàng trả 130.000 tệ (hơn 440 triệu đồng) và đã xây một ngôi nhà ba tầng mới. Tuy nhiên, chú rể là một người câm điếc.

Gia đình tiếp theo đề nghị 100.000 tệ và có một ngôi nhà gạch hai tầng. Người cầu hôn có thể chất tốt, có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, hơn tôi 5 tuổi với cái đầu cạo trọc.

Lần đầu tiên nhìn thấy anh ta, tôi không cảm thấy gì, mối quan tâm duy nhất của tôi là số tiền họ trả. Sau khi cân nhắc, tôi quyết định lấy người này. Tôi thực sự thích nói chuyện, mặc dù không thể nói tiếng Trung, nhưng kết hôn với một người không nói được gì còn tồi tệ hơn.

Gia đình chú rẻ đã trao 50.000 tệ làm của hồi môn. Em họ tôi lấy 30.000 tệ và gửi 20.000 tệ cho gia đình tôi, số tiền này dùng để trả cho những người đưa tôi sang Trung Quốc.

Tôi sẽ chỉ nhận được 50.000 tệ còn lại cho đến khi chúng tôi kết hôn. Tôi tính để riêng 10.000 tệ cho bản thân, đề phòng gia đình chồng đối xử tệ bạc và tôi phải trở về Việt Nam.

Khoản tiền 40.000 nhân dân tệ còn lại tôi dự định sẽ gửi về cho gia đình để bố xây nhà và đóng tiền học cho các em.

Tôi không nói được nhiều tiếng Trung. Trước khi đến Trung Quốc, tôi đã học một vài từ tiếng phổ thông để giao tiếp hàng ngày, nhưng tôi không hiểu được tiếng Mân mà họ nói ở nhà.

Khi mới về, tôi không nói nhiều. Chồng tôi dùng tiếng Quan Thoại mỗi khi gọi tôi ăn cơm. Nếu cần giao tiếp, tôi sẽ sử dụng một ứng dụng dịch và cho chồng tôi xem hoặc nhắn tin cho anh ấy trên WeChat. Có một chức năng dịch tự động trong WeChat. Mặc dù bản dịch không chính xác lắm, nhưng nó giúp chúng tôi hiểu nhau hơn.

Vì tôi không có giấy tờ hợp pháp nên chúng tôi không tổ chức đám cưới. Tháng 6/2019, tôi phát hiện có thai được hai tháng và cùng chồng về Việt Nam. Ở đó, chúng tôi đã nhận được giấy đăng ký kết hôn và tổ chức một đám cưới hoành tráng tại quê nhà.

Trong chuyến trở về Trung Quốc, chúng tôi đi đúng cung đường họ đưa tôi sang trước đó. Nhưng lần này tôi không sợ vì đã có chồng bên cạnh.

Về cơ bản, những cô gái người Việt sang Trung Quốc lấy chồng thường sẽ được làng xóm chú ý mỗi khi về nước. Gia đình tôi làm cỗ lớn, mời họ hàng và hàng xóm tới nhậu nhẹt suốt ngày.

Về nhà và thăm gia đình lẽ ra là một dịp vui, nhưng tôi không thể tận hưởng được điều gì. Mọi người chỉ quan tâm xem chồng tôi có tiền không, của hồi môn là bao nhiêu và tôi mua quà gì cho họ.

Họ không quan tâm chút nào đến hạnh phúc của tôi. Chồng tôi không nói được tiếng Việt nên anh ấy hầu như im lặng và chỉ đưa tiền. Trước khi trở lại Trung Quốc, anh ấy đưa số tiền Việt Nam còn lại cho bố và anh trai tôi để xây nhà mới. Chúng tôi chỉ giữ lại khoảng 600 tệ cho chuyến trở về.

Tôi có cảm giác mình bị bán rẻ hơn là lấy chồng.

Sau khi sinh con, tôi nhận ra rằng mình suy nghĩ khác gia đình ở quê. Tôi không muốn giống như họ, lúc nào cũng trông chờ số tiền từ trên trời rơi xuống. Tôi muốn làm việc chăm chỉ để xây dựng một cuộc sống tốt hơn cho con và sống có phẩm giá.

Đó là chuyến đi cuối cùng của tôi về Việt Nam. Đó không còn là nhà của tôi, các khoản nợ của tôi đã được thanh toán và tôi không muốn con mình bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng lạc hậu ở đó. Tôi ngày càng quyết tâm hơn để có được danh tính hợp pháp ở Trung Quốc.

Giấc mơ xanh

Trở lại Trung Quốc, chúng tôi chuẩn bị tất cả các giấy tờ - chứng minh thư, hộ chiếu, giấy đăng ký kết hôn Việt Nam, giấy khai sinh của con gáivà đến đồn cảnh sát để nộp phạt vì tôi không có giấy tờ hợp pháp.

Tôi cũng đã trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe. Bây giờ tôi đang sống ở đây một cách hợp pháp, nhưng tôi vẫn còn canh cánh trong lòng vì chưa có thẻ xanh. Tấm thẻ này rất quan trọng đối với việc học hành của con cái tôi và cũng cho phép tôi làm việc hợp pháp và nhận an sinh xã hội, bảo hiểm y tế,...

Tôi tham gia một nhóm Facebook dành cho “Cô dâu Việt Nam”, nơi chúng tôi gọi những người có thẻ xanh là “phượng hoàng”. Hầu hết họ đều được học hành tử tế, lấy chồng giàu có.

Một phụ nữ trong nhóm đã chia sẻ câu chuyện về một cô gái Việt Nam lấy một giáo viên đại học sau khi du học ở Bắc Kinh, và có được một công việc tại trường đại học cũng như được cấp thẻ xanh.

Cô ấy thường khoe về cuộc sống hàng ngày của mình ở Bắc Kinh: những bức ảnh đẹp, phong cảnh và đồ ăn. Nhiều người trong nhóm chúng tôi gọi cô ấy là "chim sẻ hóa phượng hoàng", tất cả đều ghen tị với những gì cô ấy đang có.

Mọi người cũng thường chia sẻ các quy tắc về cách nhận thẻ xanh trong nhóm. Theo tôi biết, cần phải kết hôn ít nhất 5 năm, liên tục cư trú ở Trung Quốc trong ít nhất cùng một khoảng thời gian, tối thiểu 9 tháng trong mỗi năm ở trong nước và có một cuộc sống ổn định cùng nơi cư trú.

Theo Luật Cư trú của Việt Nam có hiệu lực từ năm 2007, nếu một thành viên trong gia đình không thực hiện việc hủy hộ khẩu sau khi chuyển ra nước ngoài hơn 90 ngày thì chính quyền sẽ hủy bỏ.

Nhìn vào các quy định của cả hai nước, hầu hết phụ nữ Việt Nam như tôi khi kết hôn với đàn ông Trung Quốc và chuyển ra nước ngoài sống thì sẽ không có quốc tịch trong vài năm đầu tiên. Khi mọi người hỏi tôi quốc tịch là gì, tôi không biết mình nên nói là Trung Quốc hay Việt Nam.

Có rất nhiều người Việt Nam như tôi trong tình trạng lấp lửng này. Tôi đã xoay sở để trả tiền phạt và nhận các giấy tờ cần thiết để có danh tính hợp pháp, nhưng nhiều gia đình không có tiền hoặc không có chuyên môn về pháp lý để làm vậy.

Nhiều cô dâu Việt không dám đi ra ngoài và gặp gỡ người khác vì họ không có thân phận hợp pháp. Tất cả những gì họ có thể làm là đợi cho đến khi cảnh sát kiểm tra danh tính hoặc ai đó trình báo với chính quyền, sau đó họ sẽ bị trục xuất về Việt Nam hoặc bị phạt tiền.

Cảnh sát đã phát hiện ra một phụ nữ trong làng của chúng tôi và gia đình đó không có tiền để nộp phạt. Cuối cùng, cô ấy phải về Việt Nam, trong khi hai đứa con của cô vẫn ở Trung Quốc mà không có mẹ đi cùng.

Kể từ khi cha chúng bỏ đi tìm việc làm, những đứa trẻ đi lang thang quanh làng cả ngày, lấm lem bùn đất và nhiều lần bị bắt khi ăn cắp vặt.

Cuối năm 2020, tôi sinh thêm một đứa con trai. Cách mẹ chồng đối xử với cháu gái và cháu trai hoàn toàn khác nhau. Khi con gái tôi chào đời, mẹ chồng tôi không đụng tay vào cháu.

Nhưng với cháu trai, mẹ chồng tôi vui vẻ giúp một tay. Bà bế nó cả ngày, còn tôi vẫn phải chăm con gái một mình.

Tiệm bánh mỳ nhỏ

Mở một tiệm bánh luôn là ước mơ của tôi. Ở Việt Nam, bánh mỳ gần như là thứ tôi ăn mỗi ngày, nhưng sau khi sống ở Trung Quốc, tôi gần như quên mùi vị món ăn này.

Sau đó, tôi thấy một cô dâu Việt bán bánh mỳ trên mạng. Tôi đã mua 10 cái với giá 30 tệ và cho mọi người trong nhà ăn thử. Suy tính một thời gian, tôi dự định mua một lò nướng và tự làm bánh mỳ tại nhà.

Ban đầu tôi định bắt đầu kinh doanh khi các con lớn hơn một chút, nhưng do dịch bệnh, chúng tôi đang gặp khó khăn về tài chính. Chồng tôi không có việc làm thường xuyên và thường đi làm những công việc lặt vặt trong vài ngày, thu nhập chưa đến 2.000 tệ một tháng, thậm chí không đủ tiền mua sữa cho con trai.

Tôi quyết định dùng khoản tiền hồi môn để mua một cái lò nướng với giá 13.000 tệ cũng như vài trăm cân bột và các nguyên liệu khác.

Chồng tôi đã dùng chứng minh thư của anh ấy để xin giấy phép kinh doanh. Chỉ mỗi việc này, tôi đã phải đi 3-4 nơi với anh ấy, mỗi lần như vậy lại phát sinh hàng loạt giấy tờ.

Sau hơn một tháng ngược xuôi, cuối cùng tiệm bánh cũng được khai trương, tình hình dịch bệnh đã được cải thiện rất nhiều. Chồng tôi lên thành phố tìm việc, còn tôi cũng bắt đầu kinh doanh.

Tôi nói đó là một tiệm bánh, nhưng thực ra nó chỉ là một phòng trống ở tầng một. Nó được trang bị một lò nướng và một quầy bằng thép không gỉ tạm bợ, cũng như các túi bột và bao bì ở một góc, và một số giỏ gói để đựng bánh mì.

Mặc dù vậy, tôi vẫn giữ cho tiệm bánh ngăn nắp. Tôi dọn dẹp mỗi ngày và khử trùng mọi thứ. Hai đứa trẻ phải rửa tay sạch sẽ trước khi vào và không được phép chạm vào bất cứ thứ gì. Vì làm đồ ăn, nên tôi phải có trách nhiệm đối với sức khỏe của khách hàng.

Tôi chưa bao giờ chính thức học cách làm bánh mỳ, nên phải lên mạng để xem cách làm. Nếu có điều gì không hiểu, tôi sẽ hỏi bạn bè và gia đình qua Zalo.

Phải trải qua 4 lần thử trước khi chính thức bắt đầu. Lần đầu tiên, lò nướng không được làm nóng trước nên bánh mì bị cháy bên ngoài còn bên trong chưa chín. Lần thứ hai, tôi nướng quá lây và bị cháy, còn lần thứ ba thì bánh chín nhưng không đủ bông.

Gia đình tôi trông chờ vào mẻ bánh mỳ của tôi mỗi ngày, sau mỗi lần làm sai, tôi lại vứt bỏ những chiếc bánh bị cháy. Mẹ chồng tôi thở dài khi nhặt nó lên và nói: “Đừng lãng phí, bên trong vẫn ăn được".

Bố chồng tôi bảo tôi nên dừng lại và trả lại lò nướng. Tôi cãi nhau với họ rồi bỏ ra ngoài.

Tôi bước ra khỏi làng, tránh những con đường có nhiều người và rẽ vào một ngã rẽ vắng vẻ. Vừa lau nước mắt, tôi vừa nguyền rủa mọi thứ.

Tôi muốn quay lại Việt Nam hoặc ít nhất là đi xa, nhưng không có tiền và cũng không thể quay lại nếu không có visa. Tôi thậm chí không mang theo giấy tờ tùy thân của mình để thuê khách sạn ở đâu đó.

Trở lại Việt Nam là điều không thể: tư cách cư trú của tôi đã bị hủy bỏ và không ai nhận tôi là người Việt Nam. Nghĩ về những đứa trẻ, đặc biệt là đứa con trai còn chưa cai sữa, tôi trở về nhà.

Tôi đã không mở cửa tiệm trong một tuần, tôi không đủ can đảm để bắt đầu nhào bột lần nữa vì sợ mình sẽ lại thất bại. Nhưng sau khi bỏ rất nhiều nỗ lực và tiền bạc, bạn không thể bỏ cuộc trước khi bắt đầu.

Tôi đã xem rất nhiều video trên mạng, nhưng không nhận ra mình làm sai ở bước nào. Thậm chí, tôi bỏ 200 tệ để tham gia các lớp học trực tuyến làm bánh.

Giáo viên chỉ cho tôi biết liều lượng của mỗi thành phần cần được đo đến miligam, có những kỹ thuật trộn đặc biệt theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, cũng như thời gian để bột nở ra phải được kiểm soát chặt chẽ. Tôi cũng học cách kiểm tra độ mềm bằng tay, mỗi bước phải được thực hiện đúng cách.

Ngoài ra, tôi đã phải tính đến thời tiết. Vào những ngày mưa, không khí có nhiều độ ẩm hơn, vì vậy cần thêm ít nước hơn, trong khi vào những ngày nắng, tôi không cần nhào bột quá lâu.

Trong lần thử thứ năm, tôi đã thành công. Bước tiếp theo là tăng quy mô sản xuất.

Lúc đầu, tôi làm bánh mỳ 3 lần/tuần, mỗi lần ít nhất 200 ổ. Tôi phải dậy lúc 3 giờ sáng để nhào bột cho thật tươi. Tôi sẽ nhào trong một giờ cho đến khi không còn bột thừa trên bàn, sau đó để bột nở thêm một giờ nữa. Tiếp theo, tôi nặn bột thành từng miếng nhỏ, rồi ép thành dải dài hơn trước khi cho vào lò nướng.

Tôi đã làm mọi thứ một mình trong khi cả nhà vẫn đang ngủ say. Khi chán, tôi livestream trên điện thoại một lúc, có vài người xem tôi làm bánh. Thường là những người dậy sớm để làm việc như tôi hoặc những người làm ca đêm tò mò muốn xem tôi đang làm gì.

Khi đã biết làm bánh mỳ, tôi phải tính đến doanh thu. May mắn thay, tôi có được sự giúp đỡ của Hoa, một cô dâu Việt sống gần làng tôi. Gia đình cô ấy làm xúc xích.

Tôi bắt đầu bán bánh mỳ như Hoa bán xúc xích trên Douyin và WeChat, nhưng chẳng có mấy ai mua. Từ đó, tôi mới biết muốn mở một cửa hàng bán thực phẩm tươi sống trên nền tảng Pinduoduo cần một khoản tiền đặt cọc 10.000 tệ. Vì không đủ tiền, tôi đành từ bỏ buôn bán trên mạng.

Mỗi ngày, tôi làm 200 ổ và bán không quá 60 ổ. Sau đó tôi đã trả phí bưu điện để gửi người giao hàng. Mặc dù tôi đã thương lượng giảm giá với dịch vụ chuyển phát nhanh trong làng, nhưng bánh mì của tôi được phân loại là thực phẩm có hạn sử dụng ngắn vì nó không bao gồm chất phụ gia.

Khi tính chi phí bao bì và hộp để giao hàng và không bao gồm tiền công của mình, tôi bán 10 ổ bánh mỳ với giá 28 tệ, thu về chưa đến 8 tệ, tức là hơn 60 tệ một ngày.

Khi chồng đi vắng, tôi không có cách nào để chở bánh mỳ đi bán trong thành phố. Mỗi khi không bán được, tôi lại đem bánh mỳ đi biếu họ hàng và để lại một ít cho nhà.

Tôi cũng nhờ Hoa bán giúp, để cho cô ấy 150 ổ bánh với giá 1,8 tệ mỗi ổ, sau đó tôi tự bán nốt 50 cái còn lại. Mỗi tuần, tôi kiếm được 600 đến 800 tệ. Tôi dùng tiền để mua bột mỳ và các vật liệu khác, và quần áo mới cho con tôi.

Tôi không ngừng cố gắng cải tiến bao bì, chọn các gói chất bảo quản khác nhau và điều chỉnh tỷ lệ để đảm bảo rằng bánh mì không bị mốc trong quá trình vận chuyển.

Trong vài tháng tiếp theo, tôi bị cháy một số mẻ vì bận cho con bú hoặc quên tắt lò. Ngoài ra, thỉnh thoảng có những vấn đề mới xảy ra với máy móc. Tôi không thể đọc hướng dẫn và không thể tìm gọi bảo hành nên phải tự mình xoay sở.

Mặc dù có nhiều rủi ro, tôi vẫn lạc quan về tương lai. Tôi mong chồng về nhà phụ giúp, công việc làm ăn thuận lợi, hai con khôn lớn.

Mỗi khi đưa con vào thị trấn, tôi đều đi đường vòng đến tiệm bánh trên đường. Tôi hy vọng sẽ có ngày mình mở được một tiệm bánh đúng nghĩa. Tôi tự đặt tên cho tiệm bánh nhỏ của mình, nhưng vì tiếng Trung của tôi không được tốt nên tôi gặp một số vấn đề khi giao tiếp với người thiết kế logo. Sau khi vật lộn để giải thích trong nhiều ngày, tôi vẫn không hài lòng với thiết kế.

Điều đó nói rằng, tôi tin chắc rằng nếu một vấn đề có thể được giải quyết thì nó sẽ không ngăn cản tôi tiến lên phía trước.

Trên điện thoại của tôi, vẫn có một dòng ghi chú: “Hôm nay là 18/7/2022, cách xin được thẻ xanh còn có 711 ngày".

Theo Sixth Tone
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.