Giải mã “hiện tượng” Phương Hằng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Tối 25/5, bà Phương Hằng đã tạo ra một “hiện tượng truyền thông kỳ vĩ”, nói như cách của nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc kênh VOV Giao thông Quốc gia.
Giải mã “hiện tượng” Phương Hằng

Buổi livestream ngày 25/5, bà Phương Hằng, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Nam đã tạo ra một kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Tính chung trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, youtube của bà Hằng, số lượng người theo dõi có thời điểm vọt lên tới khoảng 500.000 người xem.

Từ trước tới nay, rất hiếm hoi có cá nhân hay tổ chức nào tại Việt Nam tạo ra được sự kiện truyền thông phát trực tiếp trên mạng xã hội gây được hiệu ứng, sự chú ý lớn đến như vậy.

Điều đặc biệt là buổi livestream kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ nhưng lượng người theo dõi không hề giảm bớt.

Nhiều nhà báo, chuyên gia truyền thông đã cảm thấy choáng ngợp, thậm chí không thể tin vào con số đang hiện ra trước mắt. Nhưng sự thực thì tối 25/5, bà Hằng đã tạo ra một “hiện tượng truyền thông kỳ vĩ”, nói như cách của nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc kênh VOV Giao thông Quốc gia.

Vậy điều gì đã tạo ra sức hút đặc biệt trong buổi livestream của bà Hằng?

Theo nhà báo Phạm Trung Tuyến, đầu tiên, cần đánh giá cao sự tự tin, và niềm tin của bà Hằng về sức mạnh của nội dung mà nhân vật này xác định truyền tải qua các kênh sóng của mình. Nếu như bà Hằng nhờ các chuyên gia truyền thông, những người được coi là có kinh nghiệm và kiến thức về truyền thông tư vấn thì chắc chắn họ sẽ khuyên bà Hằng đừng phát sóng vào thời điểm 6h30 chiều. Đó là giờ “hot” của nhiều kênh truyền hình, phát thanh và người ta tin rằng sẽ rất khó để một cá nhân có thể cạnh tranh sòng phẳng với các nhà đài.

Đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh rất phức tạp, những tin tức mới liên tục được cập nhật trên truyền hình thì sẽ càng khó cho bà Hằng tổ chức “phát sóng” thành công.

Nhưng không, bằng niềm tin vào nội dung của mình, vào sức thu hút của bản thân, bà Hằng chọn cách “chơi” khó nhất, online đúng vào khung giờ vàng, giờ mà các khán giả đồng thời cũng là các cư dân mạng đã quen với việc xem tin tức thời sự chính thống trên truyền hình.

Nhà báo Phạm Trung Tuyến cũng phân tích rõ: “Nếu nói về sức hút trong buổi livestream của bà Phương Hằng, nhiều người sẽ cho rằng, do bà Hằng là doanh nhân ngàn tỷ. Nhưng giàu có, hay xinh đẹp, quyền lực cỡ nào cũng không thể giữ được cả triệu người ngồi xem suốt mấy tiếng đồng hồ. Bạn có yêu vợ mình đến mấy thì khi nghe cô ấy bảo chiều nay em sẽ nói cho anh nghe 3 tiếng đồng hồ thì bạn cũng sẽ lấy cớ để trốn ngay. Livestream của bà Hằng hút khán giả đơn giản vì nội dung tốt. Bà Hằng nói về con người, về lẽ sống, về những điều mà nhiều người đang quan tâm khi chứng minh được mình không bị sức ép gì.

Nội dung bà Hằng nói, có thể đúng, có thể sai, nhưng quan trọng là người nghe có lý do để tin bà Hằng nói thật nghĩ suy nghĩ của mình. Đó thực sự là sự rạch ròi mà hiện nay nhiều cơ quan truyền thông chuyên nghiệp chưa hoặc không làm được.”

Giải mã “hiện tượng” Phương Hằng ảnh 1

Trong các buổi livestream của mình, bà Phương Hằng không ngại đụng chạm tới nhiều nhân vật nổi tiếng của showbiz Việt Nam. Danh sách vẫn không ngừng tiếp tục nối dài.

Cùng chung quan điểm với nhà báo Phạm Trung Tuyến, nhà báo Đinh Đức Hoàng (Tạp chí Ngày Nay) cho rằng: “Cuộc livestream xuất chúng của bà Phương Hằng tối qua nếu chiêm nghiệm lại ta nhận được những thông điệp cao hơn chuyện của cá nhân các nghệ sĩ. Bà Hằng hỏi về thói quen tạm ứng niềm tin, và đặt dấu hỏi cho phương pháp làm từ thiện ủy nhiệm, hay cao hơn là cho cơ chế của niềm tin. Bà Hằng làm việc đó bằng một nghệ thuật dẫn chuyện bậc thầy. Buổi livestream này, hoàn toàn có thể đi vào lịch sử, là dấu mốc để một tập hợp công chúng khổng lồ xem xét lại cách họ làm từ thiện…”.

Nhà báo Phạm Quý Trọng, Tạp chí Tuyên giáo đưa ra nhận định, trong bối cảnh công nghệ số vấn đề khủng hoảng truyền thông thường tăng tốc thông qua mạng xã hội. Có thể việc bà Hằng trước đây đã được thực hiện nhưng có không nhiều người xem, giới truyền thông chú ý.

Nhưng liên quan đến chuyện nghệ sĩ rất nổi tiếng chưa giải ngân khoản tiền đến tay đồng bào miền Trung thì câu chuyện đó không còn là hiềm khích cá nhân với "thần y" hay danh hài, lúc đó đã trở thành cảm xúc xã hội đủ để thu hút dư luận.

Không chỉ nhận được sự đánh giá rất cao của những nhà báo, các chuyên gia truyền thông, ở phía những khán giả đơn thuần, chỉ xem livestream của bà Hằng để giải trí thì nhiều người cũng có chung nhận xét, đó là nội dung mà bà Hằng truyền tải rất đặc biệt, đáng chú ý. Các sự việc được bà Hằng bóc tách, phân tích và đúc kết một cách khá thú vị, mới lạ nên đã “giữ chân” được khán giả trong khoảng thời gian dài.

Anh Nguyễn Bá Duy, khán giả đã theo dõi nhiều livestream trước đó của bà Hằng nhận xét, phải công nhận kỹ năng kể chuyện của nữ CEO Đại Nam rất lôi cuốn, từ cách sắp xếp nội dung, tốc độ nói, nhấn nhá, luyến láy, thần thái đều tạo nên sức hấp dẫn bởi sự mới lạ.

Cũng cần phải nói thêm, những nhân vật mà bà Hằng đề cập trong buổi livestream hầu hết là những người rất nổi tiếng, ví dụ như nghệ sĩ Hoài Linh. Danh hài Hoài Linh được coi là nhân vật lớn, có sức ảnh hưởng đặc biệt trong showbiz Việt. Chính vì vậy khi những khuất tất trong việc từ thiện của danh hài này được bà Hằng nhắm tới, thì ngay lập tức câu chuyện này tạo nên một vấn đề nóng, tạo ra quan tâm chia sẻ từ những người sử dụng mạng xã hội.

Được biết, trong thời gian tới, bà Phương Hằng sẽ tiếp tục tổ chức các buổi nói chuyện được phát sóng trực tiếp vào các tối thứ 3, thứ 7. Nhiều người chờ đợi, những góc khuất, những chuyện mập mờ của một số cá nhân, nghệ sĩ sẽ tiếp tục được bà Hằng chất vấn, giống như nghi vấn minh bạch xung quanh các hoạt động của “thần y” Võ Hoàng Yên và danh hài Hoài Linh.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.