Giải Nobel: Những điều ít được nói đến

Trong lịch sử 114 năm của mình, đã có 889 giải Nobel được trao cho những công trình làm nên thành tựu lớn trong các lĩnh vực Hoà bình, Văn học, Y học, Vật lý, Hoá học và kinh tế. Nếu như danh hiệu Nobel là vô giá thì những tấm huy chương bằng 150 gram vàng 18 ca-ra chạm hình Alfered Nobel lại có giá của nó, thậm chí là rất cao. Có lẽ thế mà đã có khoảng một chục tấm huy chương Nobel được bán đấu giá.
Giải Nobel: Những điều ít được nói đến

Các giải Nobel và quy trình bầu chọn

Hàng năm, trong tuần đầu tháng 10, thế giới hướng về Thụy Điển và Na Uy đón đợi danh sách những người được nhận giải Nobel của 6 lĩnh vực tiêu biểu: Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế.

Giải Nobel: Những điều ít được nói đến - anh 1

Albert Einstein (1879-1955), nhà khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, được trao giải Nobel Vật lý vào năm 1921 vì phát hiện định luật hiệu ứng quang điện.

Giải thưởng cao quý ghi nhận những công lao to lớn của những cá nhân đã đóng góp cho nhân loại này đã có lịch sử hơn 100 năm, bắt đầu từ ý tưởng nhân bản của một người đã sáng chế ra thuốc nổ.. và còn nhiều điều ít được nói đến xung quanh giải Nobel.

Giải Nobel ra đời bắt nguồn từ ý nguyện của nhà bác học đồng thời là một nhà công nghiệp người Thuỵ Điển Alfred Nobel (1833-1896) muốn dành toàn bộ thu nhập hàng năm từ khối tài sản lớn của ông để lại cho các công trình phục vụ lợi ích của con người. Alfred Nobel, người sáng chế ra thuốc nổ, đã ghi nguyện vọng đó trong chúc thư lập tại Paris năm 1895, tức là một năm trước khi ông qua đời.

Theo di chúc, tài sản của ông để lại khoảng 31,5 triệu cua-ron Thụy Điển, tính theo giá trị hiện tại có cộng thêm trượt giá giờ được tính là trên 200 triệu đô la Mỹ, được làm vốn lấy lãi hàng năm để trao thưởng cho “những người đã có những công trình đóng góp to lớn cho nhân loại trong năm trước”.

Chúc thư của Alfred Nobel phân chia các nhóm giải thưởng như sau:

“Đầu tiên dành cho tác giả của phát hiện hoặc phát minh quan trọng trong lĩnh vực vật lý; thứ hai là tác giả của phát hiện hay phát minh quan trọng trong lĩnh vực hoá học; thứ ba cho tác giả của các công trình phát hiện quan trọng về sinh lý học hoặc y học; giải thứ tư dành cho tác giả của tác phẩm văn học có ý tưởng lớn; giải thứ năm để trao tặng cho nhân vật có đóng góp lớn lao nhất giúp các dân tộc đoàn kết xích lại gần nhau, giúp xoá bỏ, hạn chế vũ khí hoặc có công thúc đẩy hoà bình”.

Ngoài ra, Alfred Nobel đã chỉ định trong di chúc những uỷ ban khác nhau để trao giải thưởng hàng năm. Đó là: Viện hàn lâm Thuỵ Điển chịu trách nhiệm giải Văn học, Viện Karolinska Institut trao giải Y học, Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển phụ trách giải Vật lý và Hoá học. Ngoài ra, một uỷ ban đặc biệt gồm 5 thành viên do Quốc hội Na Uy bầu ra phụ trách trao giải Hoà bình. Và giải cuối cùng là giải Kinh tế mới được thành lập vào năm 1968 bởi ngân hàng trung ương Thuỵ Điển (Riksbank) để tưởng nhớ đến Alfred Nobel. Ngân hàng này hàng năm rót cho Quỹ Nobel một khoản tiền để trao giải Nobel này.

Trong mỗi lĩnh vực, những nhân vật được đề cử theo đề nghị của các viện hàn lâm hay viện nghiên cứu của Thụy Điển, riêng Nobel Hoà bình do uỷ ban của Na Uy đề cử, hoặc do những những nhân vật có uy tín của quốc tế giới thiệu.

Danh sách đề cử sau đó sẽ được một uỷ ban đặc biệt gồm 5 viện sĩ hàn lâm, được bầu 3 năm một lần, sàng lọc từ đầu năm. Trước mùa hè, ban giám khảo ấn định danh sách cuối cùng gồm 5 cái tên hoặc nhóm người. Người trúng giải được bầu kín trong uỷ ban vào đầu tháng 10. Bốn người bị loại sẽ được đặc cách tham gia vào lần lựa chọn cho giải năm sau.

Tuần đầu của tháng 10, lần lượt những người được nhận trong các lĩnh vực sẽ được công bố trong các cuộc họp báo mỗi ngày. Đến giờ giá trị mỗi giải Nobel là 8 triệu cua-ron tiền Thuỵ Điển, tương đương khoảng trên 900 nghìn đô la Mỹ.

Cái giá của những tấm huy chương Nobel

Giải Nobel, phần thưởng cao quý nhất biểu tượng của công lao vĩ đại đóng góp cho nhân loại. Bên cạnh hình ảnh rất nhân bản và hòa bình, những tấm huy chương Nobel còn mang giá trị vật chất mua bán được.

Giải Nobel: Những điều ít được nói đến - anh 2

Có người nói, không nhất thiết cứ phải là người kiến tạo hoà bình cho Trung Đông, là nhà khoa học vén màn bí ẩn của tự nhiên hay là tác giả viết ra những kiệt tác văn chương mới có được tấm huy chương Nobel treo trên tường nhà mình. Đơn giản là chỉ cần bỏ tiền ra mua, nhưng không phải ai cũng có điều kiện làm được việc đó.

Trong lịch sử 114 năm của mình, đã có 889 giải Nobel được trao cho những công trình làm nên thành tựu lớn trong các lĩnh vực Hoà bình, Văn học, Y học, Vật lý, Hoá học và kinh tế. Nếu như danh hiệu Nobel là vô giá thì những tấm huy chương bằng 150 gram vàng 18 ca-ra chạm hình Alfered Nobel lại có giá của nó, thậm chí là rất cao. Có lẽ thế mà đã có khoảng một chục tấm huy chương Nobel được bán đấu giá.

Mới đây, nhiều tấm huy chương của giải Nobel vật lý, Hoá học hay Kinh tế đã được bán với khoảng từ 300.000 đến 400.000 đô la. Với giải Nobel Hoà bình, tấm huy chương của người Bỉ Auguste Beernaert (được trao năm 1909) đã đạt tới giá 661 nghìn đô la và huy chương Nobel của Carlos Saavedra Lamas, người Argentina, nhận năm 1936, thậm chí đã tìm được người mua với giá kỷ lục 1,16 triệu đô la.

Thế nhưng huy chương Nobel Y học vẫn giữ giá nhất. Rất hiếm có người nhận giải trong lĩnh vực này muốn nhượng lại biểu tượng phần thưởng của mình khi còn sống. Kỷ lục hiện nay là của James Watson, người Mỹ được nhận giải nobel Y học năm 1962 cho những phát hiện ra cấu trúc ADN. Ông đã bán được tấm huy chương Nobel của mình với giá 4,76 triệu đô la hồi tháng 12/2014. Trong khi đó chỉ trước đó có 20 tháng, những người được thừa kế của nhà khoa học Anh Francis Crick, nhận chung Nobel Y học với James Watson, lại chỉ bán được tấm huy chương với giá chưa bằng một nửa.

Một trường hợp khác cũng đáng nói, đó là nhà khoa học người Mỹ, Leon Lederman, nhận giải Nobel Vật lý năm 1988. Nay đã 93 tuổi nhưng tháng Năm vừa qua ông vẫn quyết định đem bán huy chương Nobel của mình và đã thu về 765 nghìn đô la.

Không có giải Nobel toán học

Theo QĐND (số ra ngày 25/11/2010), “giải FIELDS” giành cho Toán học ra đời vào năm 1932. Trong bản ghi nhớ (memodanrum) ghi rõ: giải này là “Những huy chương quốc tế dành cho những kết quả xuất sắc trong toán học”. Giải này được trao từ năm 1936. Cha đẻ của giải thưởng này là John Charles Fields, Chủ tịch của Ủy ban tổ chức các đại hội toán học quốc tế trong những năm 1923-1932. Giải thưởng này đặt ra để “lấp chỗ trống” cho việc không có giải Nobel về toán học.

Giải Nobel: Những điều ít được nói đến - anh 3

Giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà Toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng Fields.

Về nguyên nhân của “chỗ trống này, có một giả thuyết cho rằng liên quan đến tên tuổi của một nhân vật sống cùng thời với Nobel, đó là nhà toán học lỗi lạc người Thụy Điển Mittag Leffler. Theo đó, nguyên nhân là do nhà toán học Mittag Leffler đã đeo đuổi và ve vãn vợ của Nobel. Mà Mittag Leffler lúc bấy giờ là người đứng đầu không thể chối cãi của nền toán học Thụy Điển. Và Nobel hiểu rằng, nếu có giải thưởng mang tên ông dành cho các nhà toán học, thì chắc chắn lúc bấy giờ nó sẽ rơi vào tay Leffler, kẻ tình địch của Nobel.

Tiếp sau giải FIELDS, năm 1982 lại xuất hiện một loại giải thưởng mới mang tên nhà toán học Phần Lan Rolph Guerman Nevanlinna (1895-1980), nguyên là giáo sư Đại học Helssinki và là Chủ tịch Hội Toán học quốc tế. Giải thưởng này trao cho những nhà bác học trẻ trong lĩnh vực toán học của lý thuyết tin học.

Xem thêm:

- Huy chương giải Nobel năm 1962 đã từng bị đem bán đấu giá

- Những điều ít biết về nhà khoa học nữ nhận nửa giải Nobel Y học 2015

Theo Vietnamnet

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.