Giải Nobel Y trao cho hai nhà khoa học tạo ra vaccine ngừa COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko và đồng nghiệp người Mỹ Drew Weissman đã giành được Giải Nobel Y học năm 2023 vào hôm thứ Hai nhờ những đóng góp cho quá trình sáng chế vaccine ngừa COVID-19.
Giải Nobel Y trao cho hai nhà khoa học tạo ra vaccine ngừa COVID-19

Ban tổ chức giải thưởng Nobel cho biết: “Những người đoạt giải đã đóng góp vào tốc độ phát triển vaccine chưa từng có trong thời kỳ xảy ra một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người ở thời hiện đại”.

Giải Nobel Y học được Hội đồng Nobel của trường đại học y khoa Viện Karolinska của Thụy Điển lựa chọn, hai nhà khoa học Katalin Kariko và Drew Weissman sẽ cùng chia nhau số tiền thưởng 11 triệu curon Thụy Điển (khoảng 1 triệu USD).

Bà Kariko, cựu phó chủ tịch cấp cao và người đứng đầu bộ phận thay thế protein RNA tại công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức, là giáo sư tại Đại học Szeged ở Hungary và là giáo sư phụ trợ tại Đại học Pennsylvania.

"Chúng tôi không làm việc để nhắm đến giải thưởng", bà Kariko, người đã đấu tranh trong nhiều năm để tìm kiếm tài trợ cho nghiên cứu của mình, cho biết trong bài phát biểu cùng với đồng nghiệp Weissman tại Đại học Philadelphia, vài giờ sau khi bị đánh thức bởi một cuộc gọi từ Stockholm. "Điều quan trọng là phải có một sản phẩm hữu ích".

Người đồng chiến thắng Weissman, giáo sư nghiên cứu vaccine tại Đại học Pennsylvania, cho biết giải thưởng Nobel là "giấc mơ cả đời".

Năm 2005, Kariko và Weissman đã phát triển cái gọi là sửa đổi cơ sở nucleoside, ngăn hệ thống miễn dịch phát động một cuộc tấn công chống lại vật chất di truyền mRNA do phòng thí nghiệm tạo ra, trước đây được coi là trở ngại lớn đối với bất kỳ việc sử dụng công nghệ này trong hoạt động điều trị.

BioNTech cho biết vào tháng 6 rằng khoảng 1,5 tỷ người trên khắp thế giới đã được tiêm vaccine mRNA do họ hợp tác phát triển với Pfizer. Đây là loại vaccine được sử dụng rộng rãi tại phương Tây.

Ngài Andrew Pollard, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Oxford, người đã theo đuổi một công nghệ khác khi cùng phát triển loại vaccine COVID-19 ít được sử dụng hơn của AstraZeneca, cho biết “công trìnhmang tính đột phá” do Kariko và Weissman nên được ủy ban Nobel công nhận.

Giải thưởng Nobel Y học được trao ngay cả khi CureVac, công ty không đưa được vaccine COVID-19 ra thị trường, cũng như là đối thủ Moderna, đang kiện liên doanh BioNTech/Pfizer với cáo buộc vi phạm bằng sáng chế mRNA.

Theo Reuters
Bình luận
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.