Giải quyết khó khăn trong việc người yếu thế tiếp cận thực phẩm hậu COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dịch bệnh không chỉ tạo ra khó khăn cho nhiều ngành nghề mà còn xuất hiện các thách thức trong việc tiếp cận thực phẩm của người yếu thế. Nhiều giải pháp đã được đưa ra xoay quanh vấn đề này, trong đó có việc xây dựng các mô hình ngân hàng thực phẩm tại địa phương.
 Từ nhiều năm nay các tình nguyện viên của Food Bank Việt Nam nỗ lực hỗ trợ thực phẩm cho những người yếu thế. Ảnh: FoodBank Việt Nam.
Từ nhiều năm nay các tình nguyện viên của Food Bank Việt Nam nỗ lực hỗ trợ thực phẩm cho những người yếu thế. Ảnh: FoodBank Việt Nam.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các cơ sở trợ giúp xã hội trên cả nước đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đồng thời chăm lo đời sống cho đối tượng yếu thế. Tuy nhiên do nguồn lực còn nhiều hạn chế, việc hỗ trợ cung cấp thực phẩm đến người yếu thế còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc triển khai các hoạt động hỗ trợ cho người khó khăn còn nhiều bất cập.

Food Bank Việt Nam phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội thảo với chuyên đề “Những khó khăn và thách thức trong việc tiếp cận thực phẩm của người yếu thế sau đại dịch Covid-19” và Giải pháp xây dựng mô hình Ngân hàng Thực phẩm tại địa phương, cùng nhau nhìn lại những khó khăn và thách thức qua đó đưa ra những định hướng, giải pháp, triển khai những hoạt động thiết thực hỗ trợ người yếu thế tại địa bàn Tỉnh Kiên Giang.

Theo ông Lưu Kim Oai – Chủ Tịch Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Kiên Giang: "Food Bank Việt Nam là một trong những dự án trọng điểm, tạo tác động xã hội vô cùng to lớn trong những năm qua. Food Bank Việt Nam không những tham gia vào việc chống lãng phí thực phẩm tại Việt Nam mà còn hỗ trợ nguồn thực phẩm chủ lực cho đối tượng yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn."

Hiện nay, đại dịch Covid-19 diễn ra làm mất an ninh lương thực trên thế giới, trong đó có Việt Nam, dịch bệnh kéo dài, nhiều nơi thiếu đói, nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng, nhiều mái ấm nhà mở, trại trẻ mồ côi không có nguồn lương thực dự trữ và Food Bank Việt Nam là một trong những cầu nối hỗ trợ, cung cấp thực phẩm, thiết bị y tế, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn.

Giải quyết khó khăn trong việc người yếu thế tiếp cận thực phẩm hậu COVID-19 ảnh 1

Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Food Bank Việt Nam.

"Việc Food Bank Việt Nam đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang đưa ra nhiều kế hoạch trong việc giải quyết những khó khăn trong việc tiếp cận và hỗ trợ người yếu thế, qua đó xây dựng kho thực phẩm thứ 2 tại Kiên Giang, đó là tín hiệu đáng mừng. Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Kiên Giang lấy làm vinh dự và hỗ trợ Food Bank Việt Nam hết sức có thể để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân yếu thế đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang", ông Oai nhấn mạnh.

Tại hội thảo, nhiều khó khăn đã được các bên liên quan giải đáp, qua đó gỡ rối những câu hỏi của các cơ quan, doanh nghiệp, mái ấm, trường học hỗ trợ người khó khăn trong đại dịch Covid-19 vừa qua. Đồng thời hội thảo cũng nhằm đưa ra định hướng, mục tiêu hỗ trợ người yếu thế trong thời gian tới.

Tại sự kiện này, Food Bank Việt Nam đồng hành cùng Hội Chữ Thập Đỏ Kiên Giang hỗ trợ 2 tấn thực phẩm cho các đối tượng người yếu thế cụ thể tại Kiên Giang như: Các bếp ăn miễn phí, mái ấm, nhà mở, trại trẻ mồ côi, trung tâm bảo trợ, người lang thang, cơ nhỡ,…có những bữa ăn ấm no và đầy đủ dinh dưỡng.

FoodBank Việt Nam cam kết cung cấp thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người khó khăn trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang, đồng thời hỗ trợ thêm thiết bị y tế, khẩu trang, vật dụng thiết bị học tập cho các đối tượng, cơ quan, tổ chức, trường học khó khăn trên địa bàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.