Giảm 5 bộ, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 500 cục và tương đương thuộc bộ, tổng cục; 177 vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và tương đương; 190 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ và các cơ quan trong bộ.
Giảm 5 bộ, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN

Bộ Nội vụ đã hoàn thành toàn bộ báo cáo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW; Đề án sáp nhập, hợp nhất, điều chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và các văn bản liên quan cùng đề án kết thúc hoạt động Ban Cán sự đảng, thành lập Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Sau khi sắp xếp thu gọn đầu mối, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao thoa hiện nay.

“Các tổ chức sau khi sắp xếp, hợp nhất giảm từ 35-40% đầu mối, các tổ chức còn lại sắp xếp bên trong thì giảm tối thiểu 15%. Cơ bản bỏ các tổng cục và các tổ chức tương đương. Con số này rất lớn, bước đầu dự kiến giảm 500 cục thuộc bộ, các tổng cục”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Nội vụ đang tham mưu hoàn thiện toàn bộ các báo cáo, đề án liên quan trình Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương vào ngày 25/12/2024. Đây là khối lượng công việc lớn chưa từng có, vừa hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp, phối hợp rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan, vừa định hướng sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức trong thẩm quyền của Bộ.

Theo bà, “quan trọng nhất là sau khi sắp xếp có chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động liên quan ổn định cuộc sống”. Do vậy, Bộ Nội vụ đã khẩn trương làm ngày, làm đêm để xây dựng các chế độ, chính sách, trình cấp có thẩm quyền xem xét kịp thời. Hiện Bộ đã hoàn thành dự thảo Nghị định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Nội dung này đã được báo cáo Ban Cán sự Đảng, Ban Chỉ đạo của Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị trong ít ngày tới.

Dự thảo nghị định này đưa ra quan điểm và nguyên tắc rất quan trọng. Tinh thần của chính sách là "làm cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy thì cơ chế, chính sách cũng mang tính cách mạng". Vì vậy chính sách lần này đòi hỏi nhanh, mạnh, nổi trội, nhân văn, công bằng, bảo đảm tương quan hợp lý giữa các đối tượng, nhằm ổn định cuộc sống, bảo đảm quyền, lợi ích cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để “không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy”; tập trung ưu tiên đặc biệt, nổi trội để khuyến khích các đối tượng nghỉ ngay và nghỉ trong 12 tháng kể từ khi cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Cũng theo Bộ trưởng, việc xây dựng chính sách gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng công chức, viên chức nghỉ gắn tinh giản biên chế với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; yêu cầu quyết tâm duy trì, giữ chân cán bộ tốt, viên chức tốt, có năng lực, phẩm chất ngang tầm nhiệm vụ, không để "chảy máu chất xám".

Bộ trưởng Nội vụ nêu rõ, đây không chỉ là cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy mà còn là “cuộc cách mạng giải phóng tư tưởng để tất cả chúng ta cùng thay đổi hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn”; nhất là thay đổi tư duy, tầm nhìn và nhận thức mới và đặc biệt là cải cách đổi mới và phát triển, phát huy tốt nhất nhân tố con người, nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc như Tổng Bí thư đã nói.

Nhưng đây lại là cuộc cách mạng đầy khó khăn, thách thức, phức tạp, nhạy cảm, đầy cam go và có cả sự cản trở, đòi hỏi bản lĩnh, ý chí, trí tuệ, đoàn kết, thống nhất, sự dấn thân, dũng cảm và hi sinh của cán bộ, lãnh đạo, người đứng đầu trong hệ thống chính trị với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, quyết liệt để việc triển khai được tiến hành rất nhanh và tích cực, hiệu quả.

“Đảng chúng ta và người đứng đầu Đảng ta, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chọn thời điểm để quyết định thực hiện cuộc cách mạng này rất đặc biệt”, nhấn mạnh điều này, bà khẳng định, đây là thời điểm vàng, có ý nghĩa lịch sử: Chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng với những quyết sách lớn cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới; chuẩn bị đất nước chào đón 95 năm thành lập Đảng, 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm thành lập nước. Đây cũng là thời điểm cấp thiết và cấp bách để đất nước phát triển phù hợp với sự thay đổi của thời đại, xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ; là nhân tố hội tụ ý Đảng với lòng dân.

Chỉ hơn 1 tháng với phương châm Trung ương làm trước, địa phương làm sau, Trung ương không đợi tỉnh, tỉnh không đợi huyện, huyện không đợi xã, cuộc cách mạng này với sự lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán, quyết liệt từ Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, người đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương, cơ quan tham mưu Ban Tổ chức Trung ương đã tạo nên "sức nóng" mạnh mẽ, lan tỏa sâu rộng cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và toàn xã hội.

“Với khí thế toàn Đảng, toàn dân, toàn diện, đồng bộ, khoa học, thận trọng, bài bản và thần tốc, kết quả đến nay đang diễn biến rất tích cực và hiệu quả từ hệ thống chính trị Trung ương đến 63 tỉnh, thành đang rất khẩn trương đồng hành cùng Trung ương”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay.

Bộ trưởng tin tưởng, với tinh thần quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị về việc thực hiện tinh gọn bộ máy với mục tiêu “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”, với khí thế đã và đang làm, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy sẽ thành công.

Kiến tạo tương lai cùng AI
Kiến tạo tương lai cùng AI
(Ngày Nay) - Việc công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lần đầu tiên được sử dụng để xử lý các câu hỏi trong chương trình “Giao lưu trực tuyến” với người dân vào ngày 19/12 tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã chứng minh rằng khai thác tiềm năng và sức mạnh của AI trong mọi lĩnh vực đang trở thành xu hướng chủ đạo trên thế giới.
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bài viết của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang về xây dựng Quân đội vững mạnh
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Đại tướng, Tiến sĩ Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
100% món ăn có nguyên liệu từ cây chè.
Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè
(Ngày Nay) - Ngày 16/12, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc” với sự tham gia của 120 người đến từ 36 đội thuộc các huyện, thành phố, đơn vị, nhà hàng…
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW
(Ngày Nay) -  Chiều 16/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Theo Nghị quyết của Quốc hội, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã (80 phường) trên địa bàn 10 quận để hình thành 41 phường, giảm 39 phường.
TP.HCM gấp rút sắp xếp 80 phường gắn với quản lý hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Thành phố Hồ Chí Minh đang gấp rút thực hiện sắp xếp 80 phường thành 41 phường để chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2025 theo Nghị quyết số 1278/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố giai đoạn 2023-2025. Cùng với gấp rút sắp xếp bộ máy, Thành phố sẽ quản lý, khai thác tài sản dôi dư một cách hiệu quả.
Người dân quận Ba Đình thực hiện các thủ tục hành chính thông qua quét mã QR để khai báo các thông tin liên quan. (Ảnh minh hoạ)
Người dân Thủ đô dễ tiếp cận thủ tục đất đai nhờ chuyển đổi số
(Ngày Nay) - Xác định lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, khoáng sản… là những vấn đề nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung trong cải cách hành chính, đặc biệt là việc ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và vì sự hài lòng của người dân.