Giám đốc lừa hàng chục tỷ, cán bộ ngân hàng đột nhiên 'mất dạng'

Sau khi Giám đốc Công ty TNHH Phú Dương lừa hàng chục tỷ đồng của Ngân hàng SHB Hà Nội, cán bộ của ngân hàng này đột nhiên "mất dạng".

Các bị cáo tại tòa
Các bị cáo tại tòa

Từ ngày 3- 4/10, TAND TP Hà đưa bị cáo Khuất Văn Phú (SN 1963, ở Hà Nội) và các đồng phạm ra xét xử tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo tài liệu vụ án, bị cáo Phú là Giám đốc Công ty TNHH Phú Dương. Lâm vào cảnh nợ nần, để có tiền trả nợ, bị cáo Phú ký hợp đồng mua bán thép khống giữa Công ty Phú Dương với các Công ty Tân Nghệ An, Thép Mới, Lê Tôn để đưa vào hồ sơ vay và chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng SHB- chi nhánh Hà Nội. 

SHB Hà Nội đã giải ngân cho vay số tiền hơn 30 tỷ đồng theo 2 khế ước nhận nợ. Có tiền, bị cáo Phú dùng để trả nợ các tổ chức tín dụng khác. Quá trình hoàn tất hồ sơ vay vốn của Công ty Phú Dương, ông Phạm Văn Huy (Phó trưởng phòng giao dịch Cầu Giấy, Ngân hàng SHB Hà Nội) được đưa xuống kho của Công ty Tân Nghệ An ở Bình Dương để kiểm tra lô hàng, là tài sản đảm bảo cho khoản vay này.

Sau khi kiểm tra, ông Huy đã ký vào biên bản kiểm kê tài sản và hợp đồng thuê kho 3 bên, rồi đưa lại cho bị cáo Phú ký. Khuất Văn Phú đã dùng những chứng từ trên để hợp thức bộ hồ sơ đề nghị SHB Hà Nội cho Công ty Phú Dương vay hơn 13 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, Huy đã bỏ việc tại ngân hàng. CQĐT xác minh tại địa chỉ các nơi Huy cư trú đều không xác định được ông ta đang ở đâu. Do đó, CQĐT chưa triệu tập được cán bộ ngân hàng này để lấy lời khai và làm rõ hành vi của Huy.

Đối với các cán bộ, nhân viên Ngân hàng SHB (là những người tiếp nhận, nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, ký duyệt giải ngân cho vay), CQĐT cho rằng, những người này thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ vay do Công ty Phú Dương gửi đến; tin tưởng vào việc đi kiểm tra tài sản đảm bảo của Huy nên đã không phát hiện ra hành vi gian dối.

CQĐT chưa phát hiện có sự thông đồng của các cán bộ ngân hàng này với bị cáo Phú nên đề nghị không xem xét trách nhiệm hình sự. Đến nay, các bị cáo đã trả cho SHB Hà Nội hơn 16 tỷ đồng. Bị cáo Khuất Văn Phú còn chiếm đoạt của SHB Hà Nội hơn 13 tỷ đồng.

Theo tài liệu truy tố, bị cáo Phú còn bàn bạc với hai người khác ký khống hợp đồng mua bán thép, xuất khống hóa đơn, biên bản giao nhận, hợp thức hóa hồ sơ để vay tiền của VIB Hà Nội. Đến nay, Phú còn nợ của VIB Hà Nội hơn 7 tỷ đồng.

Tháng 8/2014, Ngân hàng VIB Hà Nội có văn bản gửi CQĐT đề nghị được rút lại đơn tố cáo đã nộp. Do đó, CQĐT xét thấy không cần thiết truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Sau khi xem xét, chiều 4/10, HĐXX tuyên phạt bị cáo Phú mức án 16 năm tù. Các đồng phạm của Phú phải nhận mức án từ 3 năm tù treo đến 42 tháng tù giam.

Theo Vietnamnet
Bình luận
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
(Ngày Nay) -  Bộ sưu tập đồ sộ của Nhạc sĩ Hoàng Vân, bao gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, đã trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Ký ức Thế giới. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của cá nhân ở Việt Nam giành được vinh dự này.
Bí ẩn của những xác ướp ở Trung Quốc khiến các nhà khoa học tranh luận
Bí ẩn của những xác ướp ở Trung Quốc khiến các nhà khoa học tranh luận
(Ngày Nay) -  Các nhà khảo cổ học thường bắt gặp những hiện vật cổ đại vượt ra ngoài phạm vi khoa học lịch sử và không phù hợp với khái niệm hiện đại về sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Một trong những phát hiện bí ẩn đó là các xác ướp Tarim đã được khai quật ở phía tây Trung Quốc, trong số đó có xác ướp của những người gốc châu Âu hoặc Kavkaz.