Giám sát thực thi luật phòng chống xâm hại trẻ em ở mức cao nhất

(Ngày Nay) - Chiều 31/5, theo chương trình, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017; dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018. 
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu trả lời phỏng vấn báo chí.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu trả lời phỏng vấn báo chí.

Trao đổi bên lề kỳ họp, một số đại biểu đã nêu ý kiến liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm bạo hành, xâm hại trẻ em.

Đề xuất giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật và phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em ở mức cao nhất

Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu rõ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ trước đến nay luôn được Đảng, Nhà nước xem là chính sách ưu tiên hàng đầu trong việc bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn định lâu dài cho đất nước. 

Tuy nhiên, việc triển khai, phối hợp giữa các bộ, ngành hữu quan và địa phương còn nhiều bất cập. Các vụ xâm hại tình dục trẻ em, vi phạm quyền trẻ em đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, đáng báo động. Năm 2016, cả nước xảy hơn 1.200 vụ xâm hại trẻ em ở nhiều độ tuổi, đặc biệt có cả những em bé ở tuổi mầm non. 

Đại biểu Ngô Thị Minh cho biết, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã giám sát nội dung này cách đây 5 năm và có những kiến nghị rất sâu với các bộ, ngành chức năng. Mới đây, Ủy ban đã tiếp tục rà soát và gửi kiến nghị đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội những nội dung đã được bộ, ngành tiếp thu; nội dung chưa được tiếp thu và có những nội dung đưa vào Luật Trẻ em năm 2016. 

Gần đây, Ủy ban đã phối hợp với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức phiên họp với các bộ, ngành liên quan về đấu tranh phòng chống tội phạm trong xâm hại tình dục trẻ em. 

Bà Ngô Thị Minh cho biết trong kỳ họp này, Ủy ban đã tham mưu với Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc để trong phiên chất vấn các bộ, ngành sẽ có nội dung về vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm bạo hành, xâm hại trẻ em; đề xuất với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật và phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. 

Sau khi giám sát xong, Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về vấn đề này và quyết tâm theo đuổi đến cùng các kiến nghị sau giám sát, có như vậy mới khắc phục, giải quyết vấn đề một cách triệt để. 

Giao trách nhiệm cho một cơ quan làm đầu mối 


Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho rằng nhiều vụ việc, cha mẹ, người giám hộ hợp pháp của trẻ đã gửi đơn tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền nhưng việc xử lý còn chậm, thông tin mập mờ khiến gia đình bị hại bức xúc, dư luận phẫn nộ. Có những vụ việc kéo dài nhiều năm vẫn chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra. Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong thực hiện phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em và việc giải quyết các vụ việc còn còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả. 

Theo đại biểu, hiện nay có 9 cơ quan có trách nhiệm trong công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em, gồm: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao. Cần giao cho một cơ quan chủ trì làm đầu mối chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, như thế có thể giảm thiểu nguồn nhân lực, tránh xảy ra tình trạng chồng chéo, đại biểu nói.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu phân tích người phạm tội là số ít, trong khi pháp luật cần bảo vệ số đông. Vì vậy, các văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành kịp thời và đảm bảo tính nghiêm minh. 

Đại biểu kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự theo hướng quy định biện pháp điều tra đặc biệt đối với các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; chú trọng cách thu thập chứng cứ đối với loại tội phạm này để làm căn cứ vững chắc cho việc xử lý chính xác, kịp thời đối với tội phạm bạo hành, xâm hại trẻ em.

Theo Vietnamplus
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.