Giáo dục năng lực

Trong những ngày này, toàn xã hội đang nóng lên những câu chuyện, những hi vọng về nền giáo dục nước nhà cơ hội chuyển biến đến từ tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ
Giáo dục năng lực
Giáo dục năng lực ảnh 1

Từ “lỗi hệ thống” này dẫn đến một lỗi hệ thống khác đó là: người học tốt nghiệp sau khi ra trường không đáp ứng được các yêu cầu công việc. Kết quả là họ thất nghiệp bị đào thải hoặc kéo dài sự trì trệ ở các cơ sở việc làm công lập vốn là thành trì của cơ chế bao cấp và quan liêu.

Những ý kiến của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, những chia sẻ, tâm thư gửi đến Bộ trưởng, những đề xuất cải tổ, đổi mới nền giáo dục đã cho thấy mối quan tâm sâu sát của cộng đồng đến tình hình giáo dục. Với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục ông Phùng Xuân Nhạ có lẽ đã hiểu được gánh nặng mà ông phải đương đầu. Nhưng cũng vì thế, khi ông tiếp quản vị trí “tư lệnh ngành”, người ta đã giành cho ông những tin tưởng và hi vọng.

Nhân những niềm hi vọng của cộng đồng trước tương lai giáo dục Việt Nam, một vài suy nghĩ dưới đây, có thể là một ý kiến nho nhỏ góp chung vào những mong mỏi về một nền giáo dục ưu việt hơn.

Tôi thường xuyên đặt ra hai câu hỏi đối với học trò hay con em của mình: Em thích điều gì nhất? và Em có năng lực, sở trường nhất về cái gì? Điều đáng ngạc nhiên nhất là rất nhiều em trong số những học sinh, sinh viên và người trẻ tuổi mà tôi biết, khi được hỏi câu này họ đã không thể trả lời được. Có thể có nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, trong số đó, tôi cho rằng việc học sinh, sinh viên, kể cả những người trẻ đã tốt nghiệp cao đẳng đại học, các trường chuyên nghiệp không hiểu rõ bản thân mình là nguyên nhân gốc rễ nhất. Không hiểu mình – hay như cách nói phổ thông hiện nay là không biết mình, chính là căn nguyên của việc có những suy nghĩ, lựa chọn, hành động không phù hợp với bản thân.

Gần đây trên mạng xã hội rộ lên chuyện một cử nhân Đại học Bách Khoa đã tuyên bố, nếu đủ 99like thì anh ta sẽ đốt bằng đại học. Lý do anh ta đưa ra là: Tại sao anh ta thích kinh doanh lại phải thi và học ngành kỹ thuật ? Và hiện nay, anh ta đang làm kinh danh, vậy thì: Tại sao khi học ngành kỹ thuật mà ra trường lại đi làm kinh doanh?...

Con số trên 3000 lượt like cùng nhiều bình luận ủng hộ hành động của bạn trẻ trên đã cho thấy sự mâu thuẫn giữa mục tiêu giáo dục nghề nghiệp với việc phát huy năng lực, sở trường của người học. Chung quy, đó cũng chính là mấu chốt dẫn đến tình trạng sinh viên học ngành mà mình không thích, không có năng lực, ra trường không làm được việc, thất nghiệp, và từng ngày trở thành gánh nặng cho xã hội.

Giáo dục năng lực ảnh 2

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tâm (Viện Văn học, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam)

Ở cấp bậc học thấp hơn như Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, học sinh gần như không có cơ hội để tiếp cận với những vấn đề mà mình yêu thích học có thể phát huy khả năng của các em. Nhìn vào chương trình học, sách giáo khoa, cơ chế thi cử, đánh giá trong giáo dục… có thể nhận thấy, học sinh đang trở thành cái máy, thành công cụ để thực hiện các mô hình giáo dục từ trên xuống.

Tôi có một vài người bạn ở Mỹ, họ cho biết với trẻ em tiểu học, một tuần học của con được bắt đầu với việc trẻ viết ra những từ ngữ mà chúng quan tâm. Có thể là “Mầu sắc”, “Âm nhạc”, “Sinh vật”… Và như thế, trong tuần, sẽ có các chủ đề theo từng nhóm nhằm đáp ứng sở thích và phát huy khả năng của người học làm trung tâm- nhưng qua đó ta thấy được vai trò rất lớn của người dạy- người tổ chức các hoạt động giáo dục tương thích.

Tôi nghĩ rằng , ngay việc yêu cầu trẻ em viết ra một vài từ mà chúng quan tâm đã trả lời được câu hỏi: Các em thích gì? – đã nêu lên ở trên. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục, câu hỏi thứ hai sẽ từng bước được giải đáp (Các em có năng lực, sở trường về cái gì?)

Không biết mình, hiểu mình, đánh giá đúng những thứ thuộc về mình như một dạng “vốn” để thích ứng với các tình huống lao động, việc làm của xã hội chính là điểm yếu của học sinh, sinh viên và những lao động trẻ đang kiếm việc làm trong xã hội hiện nay. Đó phải được xem là hệ lụy từ nền giáo dục từ trên xuống, một nền giáo dục chưa thực sự đặt người học vao trung tâm của toàn hệ thống. Từ “lỗi hệ thống” này dẫn đến một lỗi hệ thống khác đó là: người học tốt nghiệp sau khi ra trường không đáp ứng được các yêu cầu công việc. Kết quả là họ thất nghiệp bị đào thải hoặc kéo dài sự trì trệ ở các cơ sở việc làm công lập vốn là thành trì của cơ chế bao cấp và quan liêu.

Ông Phùng Xuân Nhạ trước khi trở thành Bộ trưởng Bộ giáo dục đang là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi được cộng đồng kỳ vọng bởi những cải cách đánh giá năng lực học sinh vài năm gần đây. Bản chất của việc thi cử thông qua hình thức đánh giá năng lực chính là tập trung vào yếu tố người học, phát huy những tình huống nhất định, với cách xử lý tối ưu nhất. Sâu xa hơn, với việc lấy người học làm trung tâm, phát huy những khả năng, sở trường sở thích của người học, tổ chức đánh giá dựa trên năng lực thích ứng, xử lý tình huống cụ thể,…là những động thái rất quan trọng để từng bước xây dựng nền giáo dục từ dưới lên và qua đó tiến tới một nền dân chủ thực sự.

TS. Nguyễn Thanh Tâm

15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.