Giáo sư Tôn Thất Tùng qua những trang tài liệu lưu trữ

[Ngày Nay] - Giáo sư Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/1912 tại tỉnh Thanh Hóa nhưng lớn lên tại Huế. Giáo sư nguyên là Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cộng hòa Dân chủ Đức, Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
GS Tôn Thất Tùng và vợ.
GS Tôn Thất Tùng và vợ.

Theo tài liệu lưu trữ, năm 1932, ông bắt đầu vào học Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1934, trong kỳ thi khóa nội trú đầu tiên của Trường, ông đã trúng tuyển với thành tích xuất sắc. Năm 1939, ông thi tốt nghiệp ra trường với bản luận án “Cách phân chia mạch máu của Gan”, một bản luận án được đánh giá cao lúc đó, và cũng là tiền đề cho những công trình khoa học nổi tiếng sau này của ông.

Cách mạng tháng Tám thành công, ông là một trong những người trí thức đầu tiên mang hết nhiệt tình xây dựng Trường Đại học Y khoa của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Kháng chiến bùng nổ, nhà khoa học trẻ Tôn Thất Tùng đã hăng hái đi theo tiếng gọi của tổ quốc, của Chủ tịch Hồ Chủ Minh, chung chịu những gian nan vất vả của toàn dân trong những ngày đầu kháng chiến và góp hết sức mình trong việc di chuyển, xây dựng Trường Đại học Y khoa. Cũng thời kỳ này, năm 1947, ông được Chính phủ cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế. Ông cũng được cử làm làm cố vấn phẫu thuật ngành Quân y ở Bộ Quốc phòng.

Từ sau ngày hòa bình được lập lại, để tập trung khả năng vào công tác khoa học, kỹ thuật, BS Tôn Thất Tùng được cử làm Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cộng hòa Dân chủ Đức, Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1954. Với tất cả tâm huyết của mình, ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp đào tạo các thầy thuốc và chuyên gia giỏi về y học, cho việc xây dựng ngành Phẫu thuật, một nền phẫu thuật Việt Nam và cho việc nghiên cứu những công trình y học xuất sắc, những công trình khoa học độc đáo của Việt Nam.

Từ năm 1956-1958, ông đã mời, tiếp xúc và làm việc với các đoàn chuyên gia y tế các nước xã hội chủ nghĩa, mở đầu là đoàn chuyên gia Y tế Liên Xô và Cộng hòa Dân chủ Đức tại Hà Nội. Vì vây, các phẫu thuật về tiêu hóa, mật, đại tràng, ghép thực quản bằng đại tràng đã được nâng cao.

Giáo sư Tôn Thất Tùng qua những trang tài liệu lưu trữ ảnh 1

Giáo sư Tôn Thất Tùng

Năm 1958, ông tiến hành thực hiện thành công trường hợp mổ tim đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 1959, ông phát triển khoa Mổ sọ não và khoa Ngoại nhi.

Năm 1960, ông là người đầu tiên đề xuất và áp dụng có kết quả xuất sắc việc mổ gan bằng phương pháp Việt Nam.

Năm 1965, ông thực hiện ca mổ tim bằng máy tim - phổi nhân tạo và đã đạt được thành công như mong đợi. Cũng vào năm 1965, đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, ông đã kịp thời hướng dẫn bằng những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc kháng chiến trước cho các cán bộ ở khắp các chiến trường. Để đối phó với các loại vết thương do vũ khí mới, GS Tôn Thất Tùng đã chủ trì Hội nghị Khoa học đầu tiên bàn về việc điều trị vết thương do bom bi. Suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước, ông đã nêu gương kiên cường, tận tụy phục vụ, không quản hy sinh gian khổ. Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, giặc Mỹ dùng pháo đài bay B52 đánh phá Thủ đô Hà Nội vô cùng ác liệt, mặc dù có lệnh phải sơ tán, ông vẫn xin ở lại cùng tập thể các bác sĩ và nhân viên bệnh viện, trong đó có vợ và con ông cùng tham gia, tổ chức tốt công tác cấp cứu.

Để đào tạo đội ngũ cán bộ ngoại khoa một cách lâu dài, vững chắc, ông đã sớm chú ý đến việc bồi dưỡng một lực lượng kế cận. Mỗi kiến thức hoặc mỗi kỹ thuật mới về mổ xẻ được hình thành rõ nét, ông đều truyền ngay cho học trò thực hiện.

Những công trình nghiên cứu về gan cũng như phương pháp mổ gan của ông đã được thế giới công nhận và khâm phục qua nhiều lần ông  được mời đi trình bày tại Liên Xô, Đức, Pháp, Angieri, Ấn Độ, Thụy Điển, Mỹ, Ý.

Do công lao và những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã được tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Hai, Huân chương Chiến sĩ hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Ba và được tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Cuộc đời của GS Tôn Thất Tùng là cuộc đời của một nhà trí thức yêu nước tiêu biểu, một nhà Bác học có tài năng. Niềm vui của ông là khi được nhìn thấy nhiều thầy thuốc được đào tạo tốt để đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mơ ước của ông là nghiên cứu và làm việc mãi mãi, tất cả mọi người phải gắng sức vươn lên hơn nữa, ngày hôm sau phải hơn ngày hôm trước, để sao cho nền Y học Việt Nam có vị trí xứng đáng trong nền Y học thế giới.

Phạm Thị Ngọc Diệp

(Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)

Ảnh minh họa
Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 từ ngày 2/5
(Ngày Nay) - Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tự do đăng ký thi bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian đăng ký dự thi đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Ảnh minh họa
Các cơ sở y tế khám, cấp cứu gần 964.700 bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
(Ngày Nay) - Chiều 1/5, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5), tổng số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh là 251.089 người.
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ. Ảnh: Marko Rupena / Shutterstock.com
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ
(Ngày Nay) - Kỹ thuật số đóng vai trò then chốt trong việc giảng dạy xóa mù chữ trong thời đại mới. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn gặp hạn chế trong ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Do vậy, việc triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện từng địa phương là vô cùng cấp thiết.
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.