Giới siêu giàu Trung Quốc đổ xô đầu tư tại Singapore

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Giống như nhiều người Trung Quốc giàu có, Zayn Zhang, người vừa tốt nghiệp đại học, nghĩ rằng Singapore có thể là nơi lý tưởng để giữ tài sản của gia đình mình.
Giới siêu giàu Trung Quốc đổ xô đầu tư tại Singapore

Zhang hy vọng rằng việc học đại học Singapore sẽ giúp anh có tư cách thường trú nhân. Hiện tại, trong khi chàng trai 26 tuổi bắt tay vào việc học thì vợ Zhang lại tìm kiếm một căn hộ áp mái trị giá 5-7 triệu đô la Singapore (4-5 triệu USD).

"Singapore rất tuyệt. Đây là một đất nước ổn định và mang lại nhiều cơ hội đầu tư", Zhang nói và cho biết thêm sẽ thành lập một văn phòng để quản lý tài sản của mình tại Singapore trong tương lai.

Giống như gia đình Zhang, ngày càng nhiều người Trung Quốc cho biết gần đây họ đã chuyển gia sản đến Singapore hoặc đang nghĩ đến việc đó.

Với chế độ thuế thân thiện và được coi là ổn định về mặt chính trị, Singapore từ lâu đã trở thành thiên đường của giới siêu giàu nước ngoài.

Nhưng nước này đã chứng kiến ​​một dòng tài sản mới kể từ năm 2021 sau khi trở thành một trong những thành phố châu Á đầu tiên nới lỏng đáng kể các hạn chế về dịch bệnh, trái ngược với tình hình tại Trung Quốc.

Việc chính phủ Trung Quốc chậm mở cửa nền kinh tế đã thúc đẩy Zhang, người đã trở thành cư dân Hồng Kông vào năm 2021, tìm cách đưa tài sản sang Singapore.

Số lượng văn phòng quản lý tài sản gia đình của Singapore - nơi xử lý các khoản đầu tư, thuế, chuyển nhượng tài sản và các vấn đề tài chính khác cho giới siêu giàu - đã tăng từ 400 lên khoảng 700 vào năm 2021.

Các nhà quản lý tài sản gia đình có tiếng tăm ở Singapore bao gồm James Dyson, người nổi tiếng về máy hút bụi, nhà quản lý quỹ phòng hộ Ray Dalio và Zhang Yong, người sáng lập chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao của Trung Quốc.

Mặc dù không có số liệu thống kê mới, nhưng những chuyên gia trong ngành này cho biết xu hướng này đã gia tăng vào năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp tục không suy giảm trong năm nay. Họ nói thêm rằng việc Trung Quốc từ bỏ chính sách "zero-COVID" dự kiến sẽ không thay đổi xu hướng này, do những người giàu có ở Trung Quốc này lo ngại về sự ổn định của nền kinh tế.

Luật sư Chung Ting Fai cho biết vào cuối năm 2022, mỗi tuần ông nhận được một yêu cầu từ những người muốn chuyển ít nhất 20 triệu USD vào Singapore.

Theo ông Chung, nhiều bậc phụ huynh đang tìm kiếm nơi cư trú vĩnh viễn cho con cái của họ, đồng thời chỉ ra rằng Nhật Bản và Malaysia cũng là những điểm đến tiềm năng.

Đối với người giàu, một phần sức hấp dẫn của Singapore là chương trình nhà đầu tư toàn cầu do chính phủ ban hành, theo đó những người đầu tư ít nhất 2,5 triệu đô la Singapore vào một doanh nghiệp, quỹ hoặc văn phòng quản lý tài sản gia đình có thể đăng ký thường trú.

Grace Tang, giám đốc điều hành của Phillip Private Equity, công ty điều hành một trong hai quỹ chương trình nhà đầu tư toàn cầu tại Singapore, cho biết ngay trong đầu năm 2023, công ty của bà đã tiếp hàng loạt các nhà đầu tư tiềm năng từ Trung Quốc.

Bà Tang cho biết trong khi một số doanh nhân Trung Quốc đang thành lập văn phòng quản lý tài sản gia đình, nhiều người khác cũng thành lập cơ sở kinh doanh tại Singapore hoặc đầu tư vào các quỹ tài chính có trụ sở tại Singapore.

Trung tâm quản lý tài sản

Tài sản do Singapore quản lý đã tăng 16% lên 5,4 nghìn tỷ đô la Singapore vào năm 2021. Hơn 3/4 trong số đó có nguồn gốc bên ngoài Singapore, chỉ dưới 1/3 đến từ các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác.

Dòng người giàu có là một phần trong xu hướng rộng lớn hơn của những người quay trở lại Singapore sau cuộc di cư của người nước ngoài trong thời kỳ đại dịch. Năm ngoái, quốc đảo này có thêm 30.000 cư dân thường trú và 97.000 người nước ngoài có thị thực lao động hoặc thị thực dài hạn khác, nâng tổng dân số thành phố lên 5,64 triệu người.

Những thành viên mới của Singapore đã khiến giá thuê tăng 21% trong 9 tháng đầu năm ngoái. Giá nhà cũng đã tăng vọt trong hai năm qua khi người Trung Quốc đại lục đổ xô đi mua nhà tại Singapore.

Một dấu hiệu khác cho thấy dòng tiền đang đổ vào Singapore đó là số lượng thành viên câu lạc bộ chơi golf tăng vọt. Chi phí để trở thành thành viên của Câu lạc bộ Golf Sentosa danh tiếng của Singapore đã lên tới 880.000 đô la Singapore cho người nước ngoài, cao hơn gấp đôi so với mức năm 2019, theo công ty môi giới tư cách thành viên câu lạc bộ Singolf Services.

Desmond Teo, lãnh đạo doanh nghiệp gia đình châu Á Thái Bình Dương tại công ty tư vấn EY, cho biết dòng tiền hỗ trợ lĩnh vực dịch vụ tài chính và khởi nghiệp của Singapore đã tạo ra một "hệ sinh thái phong phú", khiến quốc gia này trở nên hấp dẫn hơn đối với giới nhà giàu nước ngoài.

“Khi bạn đạt đến một khối lượng tới hạn (critical mass) nhất định, khối lượng tới hạn tự nó là một lực hấp dẫn", ông Teo chỉ ra.

Theo Reuters
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.