Giới trẻ Trung Quốc rao bán kiến thức trên đường phố

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đối mặt với một thị trường việc làm khó khăn, nhiều thanh niên Trung Quốc sở hữu trình độ học vấn cao đã tìm ra một cách mới để kiếm tiền từ bằng cấp của mình: rao bán kiến thức ngay trên đường phố.
Giới trẻ Trung Quốc rao bán kiến thức trên đường phố

Tại các thành phố lớn của Trung Quốc, thay vì chuyển sang kinh doanh các quầy bán đồ ăn đường phố như nhiều người trẻ đang làm, một số sinh viên tốt nghiệp đại học đang rao bán kiến thức học thuật của mình cho người qua đường, một hiện tượng được nhiều gọi là “bán rong tri thức”.

Trên nền tảng Xiaohongshu, các sinh viên tốt nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm bán kiến thức trên đường phố, bao gồm xem bói bài, tư vấn sức khỏe tâm thần và tư vấn pháp lý.

Xu hướng xuất hiện vào thời điểm giới trẻ Trung Quốc đang đối mặt với thị trường việc làm khó khăn và nghi ngờ về giá trị của tấm bằng đại học. Trong những tháng gần đây, truyền thông nhà nước đã nhiều lần kêu gọi giới trẻ cởi mở hơn với những con đường sự nghiệp khác.

Hiện tượng này lần đầu tiên thu hút sự chú ý của công chúng vào tháng 5, khi một sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học chính trị từ Trường Kinh tế London chia sẻ một bức ảnh chụp bản thân sẽ cung cấp “dịch vụ tư vấn khoa học chính trị” trực tiếp trên đường phố, với các chủ đề bao gồm quan hệ Nga-Ukraine, chủ nghĩa dân túy và chính trị bản sắc.

Giới trẻ Trung Quốc rao bán kiến thức trên đường phố ảnh 1

Một thanh niên tự nhận tốt nghiệp Trường Kinh tế London và rao bán kiến thức khoa học chính trị. Đáng chú ý, giảm 10% cho tài xế taxi và tăng 20% đối với các sinh viên ngành khoa học chính trị.

Mặc dù không rõ liệu bức ảnh của người này kèm chú thích “tự hạ thấp bản thân” có nghiêm túc hay không, nhưng nó vẫn làm dấy lên các cuộc thảo luận trên mạng xã hội về hiện tượng này.

Qian Jing, giáo sư tâm lý học tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cho rằng việc bán kiến thức trên đường phố có thể là một cách có ý nghĩa để những người trẻ tuổi tách biệt tương tác với xã hội và giảm bớt áp lực.

“Thật thoải mái về mặt tâm lý khi biết rằng kiến thức bạn học được từ một khóa học nhất định có thể giải thích những vấn đề thực tế cho người khác và có những người sẵn sàng trả tiền để nghe nó”, giáo sư Qian nói.

Tại tỉnh Vân Nam, đã có các sinh viên tốt nghiệp ngành triết học và tâm lý học đưa ra các cuộc thảo luận về sức khỏe tâm thần và chủ nghĩa hiện sinh.

Hoạt động bán hàng rong trên đường phố đã bùng nổ trở lại ở Trung Quốc kể từ năm 2020, đặc biệt là trong giới trẻ Trung Quốc vốn tìm cách giải tỏa căng thẳng và kiếm tiền nhanh.

Trong những tháng gần đây, các thành phố lớn như Thâm Quyến, Thượng Hải và Hàng Châu đã nới lỏng các hạn chế đối với hoạt động bán hàng tự động trên đường phố để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

"Cựu" sinh viên Li Bingqian, 25 tuổi, đã bắt đầu rao bán kiến thức tại Thâm Quyến vào tháng 1, trong đó cung cấp dịch vụ viết tay và thư pháp theo yêu cầu. Cô cho biết mình thích sự linh hoạt của công việc và tin rằng nó phù hợp với những người trẻ tuổi đang tìm kiếm sự độc lập tài chính thông qua các công việc bán thời gian.

“Đó là kết quả tự nhiên của văn hóa bán hàng rong ngày càng phổ biến trong giới trẻ”, Li nói.

Sau khi kiếm được tổng cộng 2.400 nhân dân tệ (hơn 7,8 triệu đồng) trong vòng một tuần, Li thừa nhận rằng cô không cảm thấy xấu hổ về công việc bán thời gian của mình, trái lại còn được gia đình và bạn bè ủng hộ.

“Thật tuyệt khi có cơ hội gặp gỡ nhiều người khác nhau và hiểu rõ hơn về xã hội”, Li chia sẻ.

Theo Sixth Tone
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.