Gỏi cá tanh - niềm tự hào ẩm thực của người dân Bắc Giang

Đây không phải thức ăn hàng ngày, cũng chẳng phải bữa nào cũng có thể ăn bởi tính cầu kì trong chế biến, nên thường chỉ để mời khách hoặc hội họp bạn quý thăm nhà.
Gỏi cá tanh - niềm tự hào ẩm thực của người dân Bắc Giang

Gỏi cá mè là món ăn được nhiều vùng làng quê miền Bắc ưa chuộng như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên...Thế nhưng có tiếng hơn cả phải kể tới món gỏi cá mè ở làng Lý Viên, Hiệp Hòa, Bắc Giang.

Trong các loại cá, cá mè đứng đầu bảng về độ tanh. Vậy mà qua bàn tay khéo léo của những người dân làng Lý Viên, chúng trở thành món gỏi thơm ngon hảo hạng, khiến bất kì vị khách nào từng nếm thử cũng không thể quên.
Vì vị tanh, cá mè không được ưa chuộng như nhiều loại cá khác. Thế nhưng gỏi cá mè lại là món đặc sản đáng tự hào củng vùng quê miền Bắc Bộ này. Đây không phải thức ăn hàng ngày, cũng chẳng phải bữa nào cũng có thể ăn bởi tính cầu kì trong chế biến, nên thường chỉ để mời khách hoặc hội họp bạn quý thăm nhà.
Gỏi cá tanh - niềm tự hào ẩm thực của người dân Bắc Giang - anh 1

Gỏi cá mè là niềm tự hào ẩm thực của người dân làng Lý Viên, Hiệp Hòa, Bắc Giang

Trong việc chế biến bất kì món ăn nào, nguyên liệu tươi cũng quyết định tới quá nửa vị ngon của thành phẩm. Gỏi cá mè cũng không phải ngoại lệ. Trước tiên phải lựa được con cá tươi, tốt nhất là tự tay đi câu ở các ao cá trong làng để vừa được trải nghiệm cái thú vị của việc câu cá làng quê, lại vừa đảm bảo có chú cá mè tươi nguyên để mang về đánh vẩy. Cá ao làng sạch tinh tươm, chắc mẩy do lớn lên tự nhiên, vẩy bạc óng ánh quẫy đạp nom qua đã thấy vui mắt.
Trước khi làm gỏi, người làm cần rửa sạch cá, bóc bỏ mang rồi vớt ra rổ để ráo nước rồi khéo léo đánh vẩy, lọc da cá thái thành những lát mỏng. Cá từ nay không rửa thêm với nước mà chỉ được thấm khô bằng giấy, đến khi cá sạch và khô rang như miếng thịt thăn thì bắt đầu thái mỏng, làm nguyên liệu chính cho món gỏi. Công đoạn thấm khô cá cũng tốn cả vài tiếng đồng hồ mới đảm bảo thịt cá khô ngon nhất.
Gỏi cá tanh - niềm tự hào ẩm thực của người dân Bắc Giang - anh 2

Món gỏi gá mè được ăn kèm với cả chục loại lá vườn thân thuộc

Tiếng là gỏi cá nhưng một phần nguyên liệu không thể thiếu là các loại lá đinh lăng, xương sông, lá lốt, lá sung, lá mơ...Tất thảy có cả chục loại lá vườn được dùng để cuốn kèm với gỏi cá. Các loại lá cũng phải thật khô, phần thái nhỏ, trộn đều với cá, phần để dành cuộn gỏi, thơm ngon hết sảy.
Gỏi cá mè được chấm cùng một loại nước chấm đặc biệt mà người làng gọi là hạt. Hạt được chế biến từ đầu cá băm nhỏ nhuyễn như xay bột nhưng không được xay, sau dùng nước riềng, tương, mẻ, muối nêm nếm rồi nấu trên lửa nhỏ đến khi được loại nước chấm sánh sệt như bánh đúc là hoàn thành. Không có hạt, không thể gọi tên món gỏi cá mè Bắc Giang.
Gỏi cá tanh - niềm tự hào ẩm thực của người dân Bắc Giang - anh 3

Hạt làm từ đầu cá là nước chấm không thể thiếu của món gỏi cá mè

Cá trộn riềng giã mục, thính gạo rang loại ngon hoặc bánh đa quê giã vụn bày lên đĩa cùng các loại lá vườn đẹp mắt. Khi ăn, đặt miếng gỏi vào lá, xúc một thìa hạt, nhặt thêm đôi ba thứ lá yêu thích rồi cuốn cùng lá mơ to hoặc lá sung, cứ thế bỏ vào miệng thưởng thức. Gỏi cá mè không còn chút vị tanh nào, chỉ còn thấy hương thơm và mùi vị đặc trưng của các loại lá, vị ngọt chắc của thịt, thanh tao mà quyến rũ lạ lùng.
Gỏi cá tanh - niềm tự hào ẩm thực của người dân Bắc Giang - anh 4

Phễu lá cuốn gỏi cá mè

Ăn gỏi cá mè trong khung cảnh sân vườn mát mẻ của làng quê miền Bắc là một trải nghiệm thú vị không mấy người muốn bỏ qua. Chẳng những vậy, món gỏi cá mè Hiệp Hòa còn mang theo niềm tự hào của người dân Bắc Giang khi có mặt trong kỷ lục Guiness ẩm thực Việt Nam năm 2012.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.