Góp phần cùng nông dân Sơn La tiêu thụ nông sản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 27/11, tại tỉnh Sơn La diễn ra Gala "Nông dân Sơn La với tiêu thụ nông sản" với mục tiêu giúp các hội viên, nông dân, hợp tác xã có thêm giải pháp tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.
Góp phần cùng nông dân Sơn La tiêu thụ nông sản

Bà Nguyễn Thị Bình, Phó Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh và Dịch vụ tổng hợp Bình Thuận, bản Kiến Xương, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu cho biết: Hợp tác xã thành lập từ năm 2013, với 25 thành viên và khoảng 35 lao động thời vụ, hoạt động chủ yếu là bao tiêu chè búp tươi cho người dân và sản xuất chế biến chè khô. Năm 2021 và 2022 sản phẩm đều đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia; năm 2023 đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh...

Tuy nhiên, theo bà Bình, Hợp tác xã gặp không ít khó khăn do cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và quy mô của Hợp tác xã còn nhỏ; liên doanh, liên kết, xúc tiến thương mại với các đối tác chưa nhiều. Bên cạnh đó, trình độ, kỹ thuật canh tác của nhân nhân cũng chưa tuân thủ theo yêu cầu, đảm bảo tuyệt đối an toàn, không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu.

Từ thực tế đó, bà Bình kiến nghị, các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao việc sản xuất, thu mua chè búp tươi để tránh tình trạng tranh mua, tranh bán làm giảm chất lượng sản phẩm chè, ảnh hưởng uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm chè của địa phương. Qua đó, đáp ứng nhu cầu sản xuất bền vững gắn với tiêu thụ, chế biến chè theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm.

Ông Quàng Văn Xuân, Giám đốc Hợp tác xã Xuân Tiến, huyện Yên Châu cho hay: Với tổng diện tích 40ha trồng xoài, chuối, sản phẩm của hợp tác xã sản xuất ra nhưng chưa có đầu ra ổn định, các nhà xuất khẩu chưa đến đặt hàng với nông dân.

Do đó, ông Xuân kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh cùng các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện quan tâm, rà soát lại và cảnh báo cho người dân biết sớm về nhu cầu thị trường, giá cả để tránh việc phát triển ồ ạt, khó kiểm soát tạo ra hiện tượng cung vượt quá cầu.

Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Hợp tác xã dâu tây Xuân Quế, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn bộc bạch: Cây dâu tây được trồng tại huyện Mai Sơn từ khoảng năm 2015 - 2016. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện, diện tích trồng dâu tây ngày càng tăng, đến năm 2024 diện tích tăng lên đạt 900ha.

Theo ông Nam, với sự gia tăng diện tích ồ ạt, không kiểm soát sẽ là mối đe doạ đến các hợp tác xã sản xuất tiên phong. Cùng với đó, chất lượng đầu ra cũng không đảm bảo, gây mất niềm tin của người tiêu dùng. Do đó, hợp tác xã sẽ tích cực quy hoạch vùng trồng, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng, mẫu mã, tạo đầu ra cho sản phẩm, đầu tư xây dựng kho bảo quản diện tích lớn để lưu trữ... Ông Nam bày tỏ mong muốn, tỉnh, huyện và các sở, ngành có kế hoạch, định hướng thông tin để tránh tình trạng phát triển ồ ạt, lượng sản phẩm làm ra sẽ dôi dư, dẫn đến giá trị thấp, không có lợi nhuận thậm chí thua lỗ.

Tỉnh Sơn La hiện đang hỗ trợ duy trì, phát triển hơn 254 chuỗi tiêu thụ nông sản an toàn. Trong đó, có 33 chuỗi rau an toàn, diện tích 269 ha, sản lượng 11.211 tấn/năm; 161 chuỗi quả an toàn; 3 chuỗi cà phê, diện tích 2.060 ha, sản lượng 2.632 tấn/năm; 9 chuỗi chè, diện tích 527 ha, sản lượng 7.515 tấn/năm; 19 chuỗi thủy sản nuôi, khoảng gần 2.900 lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sơn La, sản lượng ước đạt 1.543 tấn/năm…

Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La Nguyễn Huy Anh, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã chỉ đạo hội nông dân các huyện, thành phố rà soát, thống kê diện tích cây trồng đã cho thu hoạch và dự kiến sản lượng. Thông tin đến các hội viên, hợp tác xã chủ động phân loại nông sản theo các nhóm chất lượng; báo giá sớm để gửi cho các đối tác, khách hàng. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh đã chủ động liên hệ, kết nối thị trường truyền thống tại các thành phố lớn trên cả nước cùng một số tỉnh phía Nam triển khai hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Bên cạnh đó, Hội liên kết với Hội Nông dân các tỉnh hỗ trợ Sơn La mở các gian hàng trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản đã được công nhận VietGAP, sản phẩm an toàn, có mã số vùng trồng. Đồng thời, kết nối cho các hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nông sản; liên kết với các doanh nghiệp kết nối đưa hơn 155 nghìn tấn nông sản, hoa qua các loại xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Qua đó, góp phần giúp hội viên nông dân, hợp tác xã ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, có thu nhập ổn định…

Cùng theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La Nguyễn Huy Anh, ngoài những kết quả đạt được, hiện nay còn một số vấn đề cần được quan tâm như: Liên kết, hợp tác, sản xuất theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân; kỹ thuật bảo quản, chế biến sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh còn chưa phát triển. Phần lớn nông sản Sơn La tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế nên giá trị còn thấp, chưa có thương hiệu; việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế; vốn đầu tư, cho sản xuất nông nghiệp, tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, thời gian tới cần có sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền trong toàn tỉnh, nhằm tiêu thụ tối đa sản phẩm của nông dân, hợp tác xã.

Tại Gala, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện đã trao đổi, thảo luận nhằm đưa ra các giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Sơn La; vai trò và hiệu quả kết nối tiêu thụ nông sản, định hướng thị trường; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nông sản; vai trò của doanh nghiệp trong hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản; tham gia kết nối tiêu thụ nông sản cùng Hội Nông dân tỉnh trong kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho hợp tác xã và nông dân…

Nhân dịp này, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Sơn La tặng Bằng khen cho 12 cá nhân có thành tích trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản tại tỉnh Sơn La năm 2023.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.