Hà Nội 10 năm mở rộng: Lo phai nhạt văn hóa

Kết quả kinh tế, xã hội sau 10 năm Hà Nội mở rộng có lẽ dễ dàng đánh giá hơn văn hoá, nhưng nhiều văn nghệ sĩ chia sẻ những cảm nhận ban đầu đầy lo âu.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thách thức

Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội quy tụ nhiều chuyên gia, văn nghệ sĩ trong hội thảo “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội sau 10 năm hợp nhất” ngày 25/9, với kỳ vọng bước đầu đánh giá văn hoá Hà Nội sau 10 năm hợp nhất Hà Tây.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa được giao đề dẫn hội thảo, nhắc lại lời nhà sử học Trần Quốc Vượng từ mấy chục năm trước rằng tìm người Hà Nội gốc bây giờ khó lắm, có chăng vài người lưu giữ văn hóa Hà Nội cổ: “Hà Nội bây giờ hầu hết là người nhà quê, ở các vùng quê khác nhau”. Ông hóm hỉnh nhận mình là lão thợ cày Hải Dương, và chỉ sang NSND Trần Quốc Chiêm-Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội - bảo là anh Hai lúa Thái Bình. Tuy thế, ông bảo vệ quan điểm: Hà Nội là thủ đô nơi chưng cất tinh hoa của cả nước vì thế không có chuyện kỳ thị địa phương, nhưng chắc chắn nhiều thách thức.

Dưới góc độ sân khấu, PGS.TS Trần Trí Trắc lạc quan cho rằng văn hóa Thăng Long-Hà Nội và Hà Tây trong suốt tiến trình lịch sử luôn nương tựa vào nhau, hoà quyện khó chia cắt. Nhiều nghệ sĩ xứ Đoài vẫn được là chính mình khi chung mái nhà nghệ thuật với nghệ sĩ thủ đô, trở thành nghệ sĩ nổi danh trên đất Hà Nội. Trong khi nhiều người nhận Hà Nội nay có thêm không gian văn hóa nghệ thuật được đầu tư quy mô, thì một đại biểu giới mỹ thuật cho rằng người Hà Tây cũ chịu thiệt thòi hơn bởi cơ hội tiếp cận tác phẩm mỹ thuật ít đi do sự chuyển dịch về địa điểm.

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội bảo người Hà Tây một ngày đẹp trời trở thành người Hà Nội khiến nhiều người vui mừng nhưng cũng nhớ tiếc. Vì họ sợ vong ngã, sợ mất đi bản sắc văn hóa xứ Đoài nhiều đời xây đắp. Không những có Tản Viên linh thiêng và hệ thống đình chùa bậc nhất cả nước, họ tự hào đất hai vua, đất các danh sĩ như Giang Văn Minh, Phùng Khắc Khoan, Tản Đà, Quang Dũng, các dòng họ Ngô Thời, Phan Huy, họ Khuất, họ Đặng.

Ông Nguyễn Sỹ Đại cũng lo ngại những thách thức về văn hóa của một Hà Nội mở rộng, nhấn mạnh vào sự cạn kiệt di sản truyền thống. Cốm Vòng, giấy sắc Nghĩa Đô, húng Láng của Hà Nội cổ bây giờ mơ cũng không có nữa. Hà Nội có những làng vô cùng đẹp, nếu giữ được như làng hoa Nghi Tàm, Ngọc Hà, làng đào Nhật Tân thì chắc chắn Hà Nội vốn đẹp lại càng đẹp hơn. “Hà Tây cũ bây giờ cũng đứng trước nguy cơ”, ông nói. Hà Tây là đất trăm nghề nhưng nhiều nghề dần biến mất. “Nói Hà Nội là kết tinh tinh hoa văn hóa cả nước thì cũng phải thấy chiều khác là sự hội tụ của nhiều miền quê đang làm nhạt màu Hà Nội”, Sĩ Đại nói. Hai nền văn hoá tuy chung ở miền Đồng bằng Bắc bộ nhưng có nét riêng, nên nguy cơ nhòa lẫn rất cao.

Không hoà tan

Nhà thơ Vũ Quần Phương thẳng thắn: 10 năm nói về đổi thay văn hóa chưa đủ độ lùi, bởi chừng ấy thời gian chưa thể lắng xuống thành trầm tích. Chính vì vậy cần có thống kê điều tra thận trọng, nhưng ông cho rằng mỗi người dễ dàng có được sự cảm nhận. Nhắc lại quan điểm văn hóa thủ đô xuống cấp, nhưng Vũ Quần Phương nêu quan điểm có kết quả hôm nay là hệ quả của sai lầm, sáng tạo từ rất lâu trước đó, không chỉ do quá trình sáp nhập địa giới mà ra. Vì thế khi đánh giá kết quả từ việc sáp nhập không đơn giản là cộng vào, bởi có những cái cộng vào là được, ngược lại cộng vào lại hụt đi. Nhà thơ Bằng Việt lại cho rằng không có sự áp chế giữa văn hóa Thăng Long lên vùng văn hóa xứ Đoài, cũng không có sự phân biệt trong giới văn học nghệ thuật Hà Nội suốt 10 năm qua.

Không chỉ điểm tên những thách thức về suy kiệt hào khí, mai một di sản, nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đề xuất: Để tránh mối nguy hòa tan văn hóa, nên điền dã, điều tra, lưu giữ đầy đủ nhất trong khả năng có thể về mặt tư liệu cũng như nghệ thuật các di sản văn hóa truyền thống của cả Hà Nội lẫn Hà Tây cũ, đánh giá đúng thực trạng. Phát hiện những xu hướng tiếp biến văn hoá, cổ vũ xu hướng tích cực và nhất là bồi đắp những phẩm chất Hà Nội bằng tác phẩm nghệ thuật.

GS Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội nêu quan điểm đất Thăng Long tứ trấn thì từ xa xưa xứ Đoài gần gũi với Thăng Long hơn cả; nên khi về một mối, văn hóa dân gian xứ Đoài nhập vào hết sức tự nhiên với văn hóa Hà Nội, làm phong phú thêm cho văn hóa hội tụ ở đất kinh kỳ. Có thể dễ dàng kể tới đất trăm nghề với nghề mộc Chàng Sơn, khảm trai Chuôn Ngọ, mây tre đan Phú Vinh, lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, nghệ thuật dân gian như hát Trống quân, rối nước, chèo. Cho rằng hội nhập văn hóa là nền tảng hết sức căn bản giúp Hà Nội phát triển hơn về mọi mặt, ông lưu ý trong quá trình ấy vẫn phải lưu giữ, coi trọng bản sắc xứ Đoài trong lòng thủ đô hiện đại.

Không chỉ điểm tên những thách thức về suy kiệt hào khí, mai một di sản, nhà thơ Nguyễn Sĩ Ðại đề xuất: Ðể tránh mối nguy hòa tan văn hóa, nên điền dã, điều tra, lưu giữ đầy đủ nhất trong khả năng có thể về mặt tư liệu cũng như nghệ thuật các di sản văn hóa truyền thống của cả Hà Nội lẫn Hà Tây cũ, đánh giá đúng thực trạng. Phát hiện những xu hướng tiếp biến văn hoá, cổ vũ xu hướng tích cực và nhất là bồi đắp những phẩm chất Hà Nội bằng tác phẩm nghệ thuật.

Theo Tiền Phong
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.