Hà Nội ở cấp độ 1 trong phòng, chống dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Đó là kết quả đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 (tiêu chí 1 và 2) của thành phố Hà Nội vừa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố báo cáo.
Hà Nội ở cấp độ 1 trong phòng, chống dịch COVID-19

Thực hiện Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn thành phố với các tiêu chí 1 (về tỷ lệ mắc mới tại cộng đồng/dân số/thời gian); tiêu chí 2 (về độ bao phủ vaccine), kết quả cụ thể như sau:

Đánh giá cấp độ dịch xã/phường: Các phường, xã có bệnh nhân trong cộng đồng 2 tuần gần đây gồm: Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) và La Khê (quận Hà Đông).

Trong đó, tại phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm có 1 ca mắc COVID-19 ghi nhận tại cộng đồng trong 2 tuần qua/dân số 5.716 người. Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần là 9 người (mức 1).

Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 đạt 95%. Như vậy đánh giá cấp độ dịch thuộc cấp độ 1

Tại phường La Khê, quận Hà Đông, số ca mắc COVID-19 ghi nhận tại cộng đồng trong 2 tuần qua là 3 ca/dân số 39.335 người. Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần là 4 ca (mức 1).

Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 đạt 98%. Đánh giá cấp độ dịch thuộc cấp độ 1.

Đánh giá chung, 579/579 xã, phường trên địa bàn thành phố đều ở cấp độ 1.

Đánh giá cấp độ dịch quận, huyện tại 30/30 quận, huyện đều ở cấp độ 1.

Đánh giá cấp độ dịch toàn thành phố về số ca mắc ghi nhận tại cộng đồng trong 2 tuần qua là 4 ca/ dân số 8.367.300 người. Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần bằng 0,025 (mức 1).

Ngoài ra, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 đạt 98%.

Như vậy, đánh giá cấp độ dịch thành phố Hà Nội thuộc cấp độ 1, tức nguy cơ thấp (bình thường mới), tương ứng với màu xanh.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).