“Hai bên chiến tuyến” đều là người thân

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - NXB Tổng hợp TP.HCM vừa ấn hành tập truyện ngắn và ký “Hai bên chiến tuyến” của nhà thơ Từ Nguyên Thạch nhân dịp kỷ niệm 47 năm ngày đất nước thống nhất.

Nhà thơ Từ Nguyên Thạch, cho biết: “Tôi chủ yếu viết dựa theo cảm xúc từ những hồi ức về những chuyện có thật, trong đó có nhiều hồi ức về chiến tranh. Có lẽ do tôi sống ở vùng đất có nhiều chiến tranh từ nhỏ nên bị ám ảnh”.

Được biết đến nhiều với danh xưng nhà thơ nhưng Từ Nguyên Thạch trải qua cuộc đời với phần lớn thời gian làm nhà giáo và ông có hơn 30 năm làm báo chuyên nghiệp. Năm 2019, Từ Nguyên Thạch về hưu và ông đã tìm thấy trong các sáng tác lâu nay của mình có nhiều truyện ngắn viết về chiến cuộc đã qua đủ để in một cuốn sách đầy đặn.

“Hai bên chiến tuyến” đều là người thân ảnh 1

Tập truyên và ký Hai bên chiến tuyến vừa được NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành

Lớn lên ở Nam Trung bộ, nơi người dân thường trong những vùng “xôi đậu”, vùng tạm chiếm, Từ Nguyên Thạch đã có những hồi ức chân thực trong “Hai bên chiến tuyến”. Chẳng những làm người trong cuộc ở hoàn cảnh ấy, tác giả còn chứng kiến từ ở những gia đình bạn bè, người thân của mình. Rất dễ dàng để nhìn thấy trên một bàn thờ người quá cố có hình ảnh của hai anh em ruột ở hai bên chiến tuyến khác nhau. Những bàn thờ khói hương như thế càng làm đau lòng những người mẹ đã sinh ra những đứa con mà hai anh em đã không thể ở cùng một chiến tuyến do số phận lịch sử đã chia cắt.

Nhà thơ Từ Nguyên Thạch, chia sẻ: “Truyện ‘Hai bên chiến tuyến’ lấy từ câu chuyện có thật của gia đình anh Lê Long- một người anh đồng nghiệp của tôi ở báo Người Lao Động. Anh tham gia Cách mạng từ thời sinh viên, sau đó vào R. Năm 1975 về tiếp quản Đài Phát thanh Sài Gòn. Một lần anh rủ đến nhà anh ở quận 4 ăn giỗ. Khi anh đứng thắp nhang, tôi thấy trên bàn thờ ngoài di ảnh ba, người dì còn có người em kế. Đáng chú ý ảnh người em mặc áo lính miền nam với ba bông mai trên ve áo”.

“Anh Lê Long cho biết người em là đại úy Biệt Động Quân. Thật ra, câu chuyện hai anh em ở hai bên chiến tuyến không phải là cá biệt trong nhiều gia đình Việt Nam. Như chuyện gia đình tôi, cô ruột tôi có chồng là du kích trong khi ba tôi là lính miền nam. Từ câu chuyện của gia đình, tôi viết truyện ký ‘O the’. Hay ‘Câu chuyện dưới hầm’ cũng lấy từ một chuyện có thật trong chiến tranh. Một sĩ quan Cộng hòa phát hiện một chiến sĩ Cách mạng bị thương ở trong một căn hầm. Anh lính đã lén bỏ lại thức ăn, thuốc men để giúp người chiến sĩ Cách mạng qua cơn nguy kich. Truyện ‘Má ơi, chúng con đã về’ cũng viết về hai anh em ruột ở hai phía... Qua các truyện này tôi muốn gửi đi một thông điệp là cùng chung tay thực hiện hòa hợp, hòa giải dân tộc. Vì đó là đạo lý, là lẽ sống của dân tộc: Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần; Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau; Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn...”, nhà thơ Từ Nguyên Thạch cho biết thêm.

“Hai bên chiến tuyến” đều là người thân ảnh 2

Nhà thơ Từ Nguyên Thạch

Nhà nghiên cứu phê bình văn học Huỳnh Như Phương, nhận xét: “Mặc dù là nhà thơ lâu năm trước khi viết truyện, Từ Nguyên Thạch không đem chất thơ phả sương mù làm nhòa đi sự dữ dội của chiến tranh. Tuy nhiên, bên cạnh những thảm kịch kết thúc một cách đau đớn như chuyện tình ngang trái của Hoa và Doan (Chạy trốn), tình cảnh bi đát của gia đình Vinh và Hải (Chiếc xe đạp trúng thưởng) và số phận bất hạnh của o The (O The), ngòi bút Từ Nguyên Thạch đã an ủi chúng ta với những happy-ends trong Đá nở hoa, Mùi củ cải trắng, Đôi nạng gỗ đi qua thành phố. Con người không thể thiếu hy vọng để mà sống, huống chi đó không phải là trí tưởng tượng lãng mạn mà là một khía cạnh của chính sự thật cuộc đời. Thì chính câu chuyện gia đình của tác giả đó thôi: mẹ con, chị em đã đoàn tụ vẹn tròn sau 21 năm chia xa, cách trở…”.

Tập truyện và ký “Hai bên cuộc chiến” được nhìn bởi “dân thường” Từ Nguyên Thạch vì ông chưa từng cầm súng ở phía bên này hay bên kia. Tuy nhiên, như tác giả bộc bạch: “Tuy tôi chưa trực tiếp cầm súng nhưng tôi có những bạn bè đi lính mất trong chiến tranh, những người thân trong gia đình, trong dòng họ cầm súng ở cả hai phía. Bản thân tôi trực tiếp chứng kiến những trận đánh, máy bay ném bom, pháo bắn, những mất mát đau thương… Chừng đó thôi chiến tranh cũng đủ ám ảnh tôi, buộc tôi phải cầm bút. Mặt khác, viết về chiến tranh hiện nay còn nặng phần ngợi ca (làm sao mà không tránh được chủ quan) nên tôi muốn góp thêm cái nhìn của một dân thường ở đô thị miền Nam hay “vùng tạm chiếm” theo cách nói sau 1975. Và tôi nghĩ đó là điều cần thiết, vì nó làm cho cuộc chiến được nhìn một cách đầy đủ hơn”.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?