Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đề cử ai cho giải Nobel văn học?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hôm qua 21/2, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cởi mở với Ngày Nay xoay quanh mấy vấn đề thời sự văn học đang được dư luận quan tâm.
Hai nữ nhà thơ Huệ Triệu (phải) và Trần Mai Hường nhận giải Nhà văn nữ ấn tượng 2021.
Hai nữ nhà thơ Huệ Triệu (phải) và Trần Mai Hường nhận giải Nhà văn nữ ấn tượng 2021.

Văn học không phải là cấy lúa hay trồng hoa màu

Ngày Nay: Việc Chủ tịch hội mời các nhà văn vào hội là động thái khá cởi mở so với nhiều lần kết nạp hội viên trước đây, tuy nhiên ông có lường trước dư luận khi mời với những trường hợp như nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Mời ở đây là vận động, kêu gọi với những tác giả có tác phẩm xứng đáng vào hội nhưng vì một lý do nào đó mà họ chưa vào, điều này giúp hội mở rộng hơn, đa dạng hơn. Tất nhiên, họ phải làm đơn, làm hồ sơ đầy đủ như mọi hội viên khác, phải thông qua hội đồng chuyên môn bỏ phiếu kín. Trường hợp Nguyễn Hữu Hồng Minh với bài thơ 19 năm trước, chúng tôi đã bàn bạc rất kỹ, trong thường vụ hội có chị Nguyễn Thị Thu Huệ - người được nhắc tên trong bài thơ của Minh.

Chị Thu Huệ nói nếu 19 năm trước chị rất phẫn nộ nhưng 19 năm qua rồi, nhìn lại con người không như trước nữa. Chúng tôi đã cân nhắc trên tinh thần mở lòng, đón nhận những người tài năng. Bài thơ đó của Minh cũng không in ở đâu, chỉ là một khoảnh khắc xa xưa. Sau này anh Minh có những sáng tác rất tốt, khi làm đơn xin vào hội không biết có ý tứ hay không anh ấy đã làm đơn vào đường văn xuôi. Nhưng khi lắng nghe ý kiến hội viên chúng phải bàn luận và khi anh Minh có đơn xin rút tôi đã khuyến khích anh Minh không rút nhưng anh ấy vẫn rút thì chúng tôi vẫn phải tôn trọng.

Ngày Nay: Sau trường hợp mời tác giả Nguyễn Hữu Hồng Minh vào hội nhưng thất bại, sau này Chủ tịch hội mời những tác giả khác sẽ thế nào, uy tín của cá nhân ông có giảm sút hay không?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Sẽ có những người suy nghĩ sau sự việc này, có thể họ ngại nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục mời. Ở đây tôi không đặt chuyện uy tín cá nhân nữa, ở đây là họ có thấy rằng muốn chia sẻ với chúng tôi và đồng hành với hội hay không. Chúng tôi vẫn tiếp tục mời, nói chính xác là vận động, khuyến khích những tác giả xứng đáng nhưng chưa vào hội. Ví dụ nhà văn Nguyễn Việt Hà, Nhật Chiêu không thấy đơn vào hội thì chúng tôi vận động họ vào đợt này và xem xét những đơn còn ứ lại lâu nay để tìm những người xứng đáng.

Ngày Nay: Thưa ông, trong khoảng 5 năm trở lại đây tác giả Nguyễn Hữu Hồng Minh không có tác phẩm mới, anh ấy chuyển sang viết nhạc làm show. Vậy xét kết nạp hội viên thì xét tác phẩm công bố gần nhất của tác giả trong bao lâu?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 5 năm để dừng viết cũng không phải là thời gian dài, như tôi đã dừng thơ 10 năm, tôi vẫn viết nhưng không công bố và nhiều người cũng thế. Nếu như vậy, chúng tôi phải cho các hội viên 5 -10 năm không công bố tác phẩm ra khỏi hội. Văn học không phải là cấy lúa hay trồng hoa màu để 3 hay 6 tháng có một vụ. Văn học có những tác giả chìm khuất trong 10 năm để rồi họ trổi dậy và chúng ta hãy đợi chờ họ. Bởi có những người khi xuất hiện tôi đánh giá trọng thị, đặc biệt là các tác giả trẻ, nhưng đến 10 năm nay không thấy họ công bố gì hết. Tôi vẫn đợi chờ họ vì tôi biết rằng những người đã dấn thân vào văn chương có thể đang suy nghĩ, tìm kiếm những gì mới mẻ cho bản thân họ. Với văn học 5 hay 10 năm chưa xuất hiện cuốn sách nào cũng không vấn đề gì, đó là bản chất của văn chương.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đề cử ai cho giải Nobel văn học? ảnh 1

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đang trao đổi với Ngày Nay về các vấn đề thời sự văn học.

“Việt Nam là cường quốc thơ” không phải do tôi nói

Ngày Nay: Ông từng nói Việt Nam là cường quốc thơ, mà đã là cường quốc thì phải có giải Nobel, vừa rồi có thư mời đề cử Nobel mà thư đến trễ…

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Trước hết tôi phải xác định lại, câu “Việt Nam là cường quốc thơ” là do một nhà thơ nước ngoài tham dự hội thơ tại Việt Nam nói chứ không phải tôi. Đất nước họ có rất nhiều nhà thơ lớn nhưng không tổ chức được hệ thống như Ngày thơ ở các tỉnh, thành; các báo đài, tạp chí đều đăng thơ và có đông người yêu thơ như nước ta. Với họ đây là sự lạ lùng nên họ nói nước ta là cường quốc thơ. Nhưng tôi nghi ngờ các cuộc phỏng vấn bắt đầu từ những chuyện như thế, lâu nay tôi đã yêu cầu báo chí gửi lại các bài phỏng vấn vì có nhiều phóng viên họ nghe một tai và viết một tai nên sai ý tôi nói, họ làm việc thiếu trách nhiệm và không tôn trọng người trả lời phỏng vấn.

Ngày Nay: Như vậy ông không nói Việt Nam là cường quốc thơ, thế ông đã nói ra sao?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Nhà thơ nước ngoài nói với tôi “nước các ông là cường quốc thơ”, khi trả lời phỏng vấn tôi nói như vậy nhưng không hiểu sao báo đăng thành tôi nói. Nhưng nếu nói tôi có lý do, vì đất nước ta làm thơ hàng ngàn năm, mọi người đều làm thơ hoặc thuộc ít nhất vài câu thơ. Trong ma chay đọc thơ, trong sinh nhật đọc thơ, trong buồn đọc thơ, trong vui đọc thơ… Thơ có trở thành một giá trị của nhân loại hay không là việc khác nhưng đời sống thi ca này chứng tỏ một đất nước yêu thơ. Các nhà thơ nông dân làng Chùa (Hà Tây cũ) của tôi làm thơ ngàn đời nay rồi, họ làm thơ vì họ sống trong tinh thần trong sáng, còn các giá trị mỹ học hay triết học trong thơ thay đổi thế nào thuộc về các nhà thơ có thể ở Hà Nôi, TP.HCM hay Cà Mau…

Ngày Nay: Nếu đề cử giải Nobel trên cương vị chủ tịch hội, ông sẽ đề cử ai?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Lúc này tôi chưa nghĩ dân tộc, đất nước chúng ta đã có tác giả để trao giải Nobel nhưng việc gửi thư mời của Viện hàn lâm Thụy Điển cho thấy bắt đầu họ đã chú ý đến Việt Nam. Có thể do những tín hiệu nào đó của văn học Việt Nam vì ngày càng có nhiều tác phẩm văn học Việt Nam được xuất hiện trên thế giới, ngày càng có nhiều nhà văn Việt Nam được những giải thưởng của khu vực hay của những quốc gia khác. Mục đích của giải Nobel là kiếm tìm những giọng nói khác biệt và mới mẻ ở những vùng bị khuất lấp. Văn học chúng ta trên bản đồ thế giới là một vùng bị khuất lấp. Thư mời đề cử giải Nobel giúp tư duy lại và nhìn nhận nền văn học của chúng ta một cách đúng nhất để mỗi nhà văn xác lập con đường sáng tạo của mình, chứ không phải họ gửi thư là chúng ta sẽ có giải ngay. Còn bản thân đề cử ai không, đến bây giờ tôi chưa có ý thức đề cử ai.

Phải tiếp thị văn học như Mai An Tiêm thả dưa hấu

Ngày Nay: Trong nhiệm kỳ 5 năm làm chủ tịch hội, ông dự đoán có tác phẩm nào vượt ra ngoài biên giới đoạt một giải thưởng nước ngoài?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi nghĩ là có, vì việc dịch tác phẩm Việt Nam ra ngôn ngữ nước ngoài ngày càng nhiều hơn, quan hệ của Hội Nhà văn Việt Nam với hội nhà văn các nước ngày càng mở rộng và sâu hơn. Nhưng Nobel lại khác, không ai khẳng định được cho dù một mình tôi là cả ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cũng không khẳng định được. Vì viết hay viết dở phụ thuộc vào các nhà văn, còn việc của ban chấp hành hội là phát hiện ra họ, định giá, tôn vinh và truyền bá tác phẩm của họ.

Ngày Nay: Nhà văn Việt viết bằng tiếng Việt, mà giải Nobel họ thường xét giải ở các ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, Pháp… Văn học suy cho cùng là tôn vinh tiếng mẹ đẻ, vậy hội sẽ đồng hành với các nhà văn thế nào trong việc chuyển ngữ để phổ biến?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Không dịch thì người ta nhìn thấy chúng ta nhưng không biết chúng ta. Không ai chê ngôn ngữ mẹ đẻ của mình nhưng đôi khi tính hạn chế của ngôn ngữ, các dân tộc khác như Thái Lan, Lào, Hàn Quốc… cũng không phải thông dụng, nên phải dịch. Nhưng như người Hàn họ biết cách làm cho nền văn học của họ, rất giỏi, nên chúng ta phải học họ.

Dịch thuật có hệ thống, phải thành chiến lược của nhà nước đặt hàng cho Hội Nhà văn Việt Nam. Hội thành lập hội đồng tuyển chọn, phải chọn những tác phẩm có mẫu số chung với thế giới; rồi phải chọn được đội ngũ dịch thật chuẩn xác từ Việt sang Anh, thêm một đội ngũ hiệu đính giỏi văn chương tiếng Anh. Tôi đã từng dịch rất nhiều thơ Việt sang tiếng Anh cùng với những người Mỹ. Đồng thời phải có hệ thống phát hành ở ngoại quốc cùng với việc tiếp thị liên tục kiểu Mai An Tiêm thả dưa hấu xuống biển vậy. Không thể đợi người ta kinh doanh mình nếu mình không phải là tác giả lớn, do vậy phải liên tục tiếp thị, sẵn sàng trả phí phát hành cho những nhà phát hành lớn như Amazon…

Ngày Nay: Xin cảm ơn nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và xin chúc ông lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam đưa văn học Việt Nam ra thế giới nhiều hơn nữa, ngày càng tiến đến giải Nobel như nhiều người kỳ vọng.

Hôm 21/2, Ban Thường vụ Hội nhà văn Việt Nam do Chủ tịch hội Nguyễn Quang Thiều dẫn đầu đã có buổi gặp mặt đầu năm với các hội viên khu vực TP.HCM và trao giải thưởng hàng năm của hội cũng như kết nạp viên mới. Giải Văn học thiếu nhi đã được trao cho tác phẩm Mùa tiểu học cuối cùng của cố nhà văn Lê Văn Nghĩa và NTK thời trang Minh Hạnh đã lên nhận giải thưởng này thay chồng (ảnh). Giải thưởng Nhà văn nữ ấn tượng 2021 được trao cho hai nữ nhà thơ Huệ Triệu và Trần Mai Hường vì những nỗ lực thiện nguyện trong đợt dịch Covid vừa qua.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đề cử ai cho giải Nobel văn học? ảnh 2

NTK thời trang Minh Hạnh đã lên nhận giải thưởng này thay chồng.

Có một Hà Nội bình dị qua ống kính NSƯT Chiều Xuân
Có một Hà Nội bình dị qua ống kính NSƯT Chiều Xuân
(Ngày Nay) - Chụp ảnh không chỉ là sở thích cá nhân của NSƯT Chiều Xuân mà còn là cách để chị lưu giữ ký ức về một Hà Nội đang biến đổi nhanh chóng. Đối với nữ nghệ sĩ, nhiếp ảnh trở thành phương tiện để bảo tồn các không gian tinh thần của Hà Nội, nơi chị sinh ra, gắn bó và dành trọn tình yêu.
Ảnh: Kellie French/The Guardian
Mối nguy hại từ giường tắm nắng
(Ngày Nay) - Giường tắm nắng không giúp sản xuất vitamin D và không thay thế được điều trị y tế cho các vấn đề về da như nhiều người lầm tưởng. 
Hãng thời trang Uniqlo dự kiến lợi nhuận tăng vọt
Hãng thời trang Uniqlo dự kiến lợi nhuận tăng vọt
(Ngày Nay) - Tập đoàn Fast Retailing (Nhật Bản) sở hữu “ông lớn” thời trang bình dân Uniqlo được dự báo sẽ đạt lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp lợi nhuận đạt kỷ lục. Thành công này đến từ việc thương hiệu Uniqlo ngày càng được ưa chuộng tại các thị trường phương Tây và sự hồi phục hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang (phải) và ông Ly Thuch, Bộ trưởng cấp cao, Phó Chủ tịch thứ nhất Cơ quan Bom mìn và Hỗ trợ nạn nhân Campuchia, Chủ tịch Hội nghị kiểm điểm lần thứ năm Công ước quốc tế về cấm mìn sát thương tại buổi gặp. Ảnh: Quang Huy/PV TTXVN tại Hoa Kỳ
Các đối tác đánh giá cao Việt Nam trong công tác xử lý, khắc phục hậu quả bom mìn
(Ngày Nay) - Ngày 8/10, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), đã có cuộc gặp làm việc với Ông Ly Thuch, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan Bom mìn và Hỗ trợ nạn nhân Campuchia, Chủ tịch Hội nghị kiểm điểm lần thứ năm Công ước quốc tế về cấm mìn sát thương (Công ước Ottawa) cùng đại diện đến từ Đơn vị hỗ trợ thực hiện Công ước và một số đối tác liên quan.
Khám phá "Cây Quân Tử", triển lãm cá nhân đầy cảm hứng của Hoàng Thiện Phúc tại Mơ Art Space
Khám phá "Cây Quân Tử", triển lãm cá nhân đầy cảm hứng của Hoàng Thiện Phúc tại Mơ Art Space
(Ngày Nay) - Tháng 10 này, công chúng Thủ đô có thể bước vào thế giới nghệ thuật đầy mê hoặc của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc qua triển lãm cá nhân "Cây Quân Tử" dưới sự giám tuyển của Nguyễn Hải Nam. Triển lãm mang đến 15 bức tranh khổ lớn và hai tác phẩm điêu khắc gốm độc đáo, là thành quả của hơn ba năm sáng tạo miệt mài kể từ triển lãm đầu tiên của Phúc tại Mơ Art Space.
Ảnh minh họa: dw.com
EU cho phép nhập khẩu ngô và bông biến đổi gene
(Ngày Nay) - Ủy ban châu Âu (EC) vừa thông qua quyết định cho phép nhập khẩu hai loại cây trồng biến đổi gene mới, bao gồm ngô và bông, đồng thời gia hạn giấy phép cho hai loại ngô biến đổi gene khác dùng làm thức ăn cho người và động vật.