Hai cô gái Vàng điền kinh và chuyện mở mắt ra mới thấy... còn sống

[Ngày Nay] - Cô em Phạm Thị Hồng Lệ khiến những ai chứng kiến lễ trao giải nội dung marathon nữ SEA Games 30 rớt nước mắt khi kiệt sức sau cuộc chạy khắc nghiệt, không thể tự mặc quần dài và cần người hỗ trợ trên bục nhận HCĐ. Cô chị Phạm Thị Huệ lại khiến mọi người cảm động một cách sâu lắng với nỗi niềm của một người phụ nữ mới lấy chồng 9 tháng, đã phải xa chồng biền biệt.
VĐV điền kinh Phạm Thị Huệ.
VĐV điền kinh Phạm Thị Huệ.

Mở mắt ra mới thấy mình còn sống

Trên đường chạy marathon nữ vào sáng 6/12, cuộc đua  tưởng chừng chỉ diễn ra giữa  Elvina Naibaho Odekta (Indonesia) và hai VĐV của chủ nhà Philippines  Mary Joy Tabal và Christine Hallasgo. Nhưng thật bất ngờ, khi còn cách đích rất ngắn, vận động viên người Indonesia đột nhiên gặp sự cố.  Tận dụng cơ hội này, Christine Hallasgo rồi Mary Joy Tabal lần lượt về đích ở hai vị trí đầu tiên. Sau đó ít lâu, Hồng Lệ rút đích trong tình trạng đầy nỗ lực. Cô gái nhỏ bé người Bình Định và cả ban huấn luyện cũng không nghĩ rằng mình có huy chương. Hồng Lệ chỉ tâm niệm cứ phải cố gắng tiến về phía trước, phải về đích cho bằng được chứ không thể bỏ cuộc. Sau khi về đích, Hồng Lệ đã phải trải qua khoảng thời gian cấp cứu, thở oxy, có người đỡ và nhiều lúc đã suýt ngã ngửa ra đằng sau lúc chuẩn bị lên nhận giải. Chị thậm chí không đứng vững và không thể mặc được quần dài, phải nhờ đến sự hỗ trợ của người khác.

Bình tâm và hồi phục đôi chút sau thời gian nghỉ ngơi, cô gái quê Bình Định chia sẻ: “Em vừa buồn, vừa vui và vừa tự hào vì những gì đã làm được hôm nay. Khi về đích em đã gục xuống, và phải đến khi tỉnh dậy mới biết rằng minh còn sống và giành được tấm HCĐ. Đường chạy và thời tiết hôm nay thật khắc nghiệt, nó khác xa với những gì đã được tập luyện và trải qua so với ở nhà.  Như thú nhận của Lệ thì  mình chưa bao giờ gặp tình trạng này kể từ khi khởi nghiệp.

Hai cô gái Vàng điền kinh và chuyện mở mắt ra mới thấy... còn sống ảnh 1

Mãi đến khi về đến Làng VĐV, Hồng Lệ vẫn suy kiệt và mệt yếu tới mức không thể ăn cơm hay cháo, còn mắt thì mờ đến nỗi không nhìn thấy gì.

Ấy vậy mà chỉ sau một ngày nghĩ ngơi hồi phục, người ta lại thấy Lệ xuất hiện trên một đường chạy khắc nghiệt khác là 10.000m nữ, với những bước đi tập tễnh và chiếc kính đen. Hóa ra chân tay xương khớp của Lệ vẫn đau nhức, còn mắt vẫn mờ mờ.

9 tháng cưới chồng, chưa về thăm bố mẹ đẻ

Bất chấp tranh tài trong tình trạng phải gồng mình gắng sức như thế, Hồng Lệ vẫn tạo nên một màn trình diễn xuất sắc ở nội dung 10.000m nữ. Tuyển thủ 21 tuổi này với chiến thuật hợp lý, cùng quyết tâm và nỗ lực cao độ, đã cán đích ở vị trí thứ hai, giành một tấm HCB vô cùng quý giá.

Trong cuộc đấu này, Lệ chỉ chịu thua đàn chị Phạm Thị Huệ, người đã động viên khích lệ để em út mạnh dạn tham dự sau cú sốc marathon. Rồi chính Huệ đã đề chiến thuật cho cả hai chị em, và trực tiếp dẫn dắt để cùng nhau vượt lên, bỏ xa các đối thủ rồi về đích ở hai vị trí đầu.

Nếu câu chuyện của em út Hồng Lệ có thể khiến ai cũng phải rớt nước mắt thì chính chị cả của tổ chạy dài đội tuyển điền kinh Việt Nam lại khiến mọi người  cảm động một cách đầy sâu lắng.

Hai cô gái Vàng điền kinh và chuyện mở mắt ra mới thấy... còn sống ảnh 2

Hình ảnh Hồng Lệ bị kiệt sức, bị căng cơ chuột rút toàn thân.

Bây giờ, khi đã lấn sân sang các cự ly dài hơn như 21km để tham gia các giải chạy phong trào, Huệ không còn dám đi chân đất nữa. Còn trước đó, trong nhiều năm, cô gái người Quảng Ninh đã luôn quen với cảnh “chân đất” cả khi tập luyện lẫn thi đấu. Chị cho biết “Giờ tôi không dám đi chân đất để chạy nữa. Chạy như vậy dễ chấn thương hơn và không đảm bảo thành tích”.

5 năm “ăn cơm tuyển”, giờ đây cô gái đất mỏ đã được nếm mùi  HCV SEA Games mà phía sau đó là biết bao sự thua thiệt, thậm chí hi sinh. Huệ cho biết: “Mỗi năm tôi chỉ được về nhà 3-4 lần, tập luyện rồi tập huấn kéo dài không cho phép tôi có thời gian về nhà thường xuyên”.

Cô gái 23 tuổi gây bất ngờ cho mọi người về đám cưới khá kín tiếng cách đây 9 tháng. Huệ và chồng là một tài xế quê Phú Thọ kết hôn từ tháng 3 năm nay, sau đó cả hai phải xa nhau vì chồng đi lao động xuất khẩu ở Đài Loan còn Huệ thì bận tập trung tuyển.

Điều đáng nói, từ ngày lấy chồng đến nay, Huệ thậm chí còn chưa về được Quảng Ninh để thăm gia đình. Cô cho biết, đám cưới cũng diễn ra thật sự chóng vánh trước thềm chuyến thi đấu ở Đài Loan Trung Quốc và giải Việt dã toàn quốc ở Vũng Tàu hồi tháng 3. Tôi chỉ về nhà để chuẩn bị cho đám cưới được 2 ngày. Sau đó lại đi thi đấu luôn. Đến nay hai vợ chồng đã xa nhau mấy tháng, còn về nhà bố mẹ đẻ thì từ hồi cưới đến giờ vẫn chưa thực hiện được” - Phạm Thị Huệ tâm sự. Chồng Huệ dù luôn ủng hộ hỗ trợ sự nghiệp của vợ hết lòng, song nhiều khi cũng thấy “nản” và “xót” vì thấy vợ tập luyện thi đấu khổ sở, khắc nghiệt quá. Anh cũng vài lần nửa đùa nửa thật gợi ý với vợ “hay nghỉ đi, về nhà anh nuôi”.

Giành HCV chạy 10.000m nữ SEA Games 30, Huệ cho biết việc đầu tiên sẽ làm là về quê chồng chào bố mẹ, rồi sẽ về Quảng Ninh thăm gia đình. Đợt này, anh trai Huệ sẽ làm đám cưới, nên chuyến về Quảng Ninh sẽ càng thêm ý nghĩa.

Sau hai kỳ SEA Games chỉ đoạt HCB, lần này Huệ đã có Vàng. Nhưng sau khi đăng quang, nhà vô địch cũng là người vợ trẻ, người con xa bố mẹ đẻ quá lâu ngày này lại ra một chỗ bật khóc ngon lành.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?