Hé lộ thông tin báu vật về ngôi mộ cổ thời Alexander Đại đế

Từ những vết tích trên ngôi mộ cổ thời Alexander Đại đế mà các nhà khảo cổ học tìm thấy, đã hé lộ phần nào bí mật về kho báu bí ẩn trong khu lăng mộ cổ lớn nhất từng được khai quật tại khu vực di chỉ khảo cổ Amphipolis vùng Trung Makedonías, Hy Lạp.
Hé lộ thông tin báu vật về ngôi mộ cổ thời Alexander Đại đế

Mặc dù lo ngại kho báu trong mộ cổ ở miền Đông Bắc Hy Lạp bị trộm từ thời cổ đại đánh cắp, các nhà khảo cổ đã khai quật được hai bức tượng nữ điêu khắc Caryatids quý giá.

Hé lộ thông tin báu vật về ngôi mộ cổ thời Alexander Đại đế - anh 1

Bức tượng Caryatids bằng đá cẩm thạch quý giá

Tuy khuôn mặt của một bức tượng Caryatids đã biến mất, nhưng cả hai bức tượng đều có một tay giơ ra, như để ngăn cản những kẻ tìm cách xâm phạm mộ.

Hé lộ thông tin báu vật về ngôi mộ cổ thời Alexander Đại đế - anh 2

Phần mặt bị mất của một bức tượng Caryatids

Nhiều chuyên gia khẳng định, hai bức tượng này là một phần của hàng loạt các cột tượng tạo thành lối đi dẫn vào căn phòng chính nơi để xác của người đã khuất.

Trước đó, người ta đã tìm thấy hai bức tượng nhân sư có cánh bằng cẩm thạch ngồi canh gác trước cửa lăng mộ.

Hé lộ thông tin báu vật về ngôi mộ cổ thời Alexander Đại đế - anh 3

Hai bức tượng nhân sư có cánh, mất đầu canh gác trước cổng lăng mộ

Ngày 6/9, quan chức Bộ Văn hóa Hy Lạp cho biết, cấu trúc lối vào lăng mộ cổ này là một phát hiện quan trọng, khẳng định thêm nhận định mộ cổ thời Alexander Đại đế là của một quan chức cấp cao hoặc người thuộc dòng dõi hoàng gia của Vương quốc Macedonia, sống trong giai đoạn năm 325 - 300 trước Công nguyên.

Tượng Caryatids là tác phẩm điêu khắc dạng cột bằng đá cẩm thạch khắc hình phụ nữ, thường được sử dụng trong các công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Trên đầu các bức tượng Caryatids được khắc vẽ nhiều lọn tóc dài phủ xuống vai do các kiến trúc sư tay nghề điêu luyện làm ra.

Các chuyên gia khảo cổ tin rằng, nếu tiếp tục đào sâu vào khu lăng mộ họ có thể xác định danh tính cụ thể của người nằm trong lăng cũng như tìm thấy những di tích khảo cổ vô giá.

Với đường kính 590m, ngôi mộ mới phát hiện này là lăng mộ cổ lớn nhất từng được khai quật tại khu vực di chỉ khảo cổ Amphipolis thuộc vùng Trung Makedonías của Hy Lạp.

Hé lộ thông tin báu vật về ngôi mộ cổ thời Alexander Đại đế - anh 4

Hình ảnh bên ngoài mộ cổ thời Alexander Đại đế

Ngoài 2 bức tượng, người ta còn tìm thấy một tấm biển lớn làm từ đá cẩm thạch, được chạm khắc các hình khối và vẽ màu đỏ, vàng. Theo các chuyên gia, lỗ hổng trên tấm biển là dấu hiệu cho thấy ngôi mộ bị đột nhập thô bạo từ bên ngoài.

Katerina Peristeri, trưởng đoàn khảo cổ, cho biết lăng mộ cổ này là công trình không chỉ có ý nghĩa văn hóa to lớn đối với riêng đất nước Hy Lạp mà còn có ý nghĩa với toàn bán đảo Ban-Căng và thế giới.

Alexander III (356 trước Công nguyên – 323 trước Công nguyên), còn được biết đến là Alexander Đại đế, là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia.

Hé lộ thông tin báu vật về ngôi mộ cổ thời Alexander Đại đế - anh 5

Bức tượng Alexander Đại đế

Trong suốt thời gian trị vì, Alexander III chủ yếu dành thời gian cho các cuộc chinh phạt khắp Đế chế Ba Tư, bao gồm Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Lưỡng Hà, Bactria và vùng Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay.

Chiến thắng của ông trước quân Ba Tư trong trận Gaugamela được xem là chiến công hiển hách nhất trong thời kỳ cổ đại. Sau chiến thắng này, Alexander III được biết đến với cái tên Alexander Đại đế. Không dừng ở đó, Alexander III còn dẫn đội quân tiến xa thêm 17.700 km để thiết lập một đế chế trải dài trên cả ba châu lục (châu Á, châu Âu, châu Phi).

Sau 12 năm hành quân đánh đâu thắng đó, Alexander III qua đời năm 323 trước Công nguyên do sốt rét. Ông được chôn cất cẩn thận tại Ai Cập. Ngôi mộ của vua cha Alexander III, là Philip II, được phát hiện trong những năm 1970.

Những cuộc chinh phạt của Alexander III đã mở đầu thời kỳ thống trị và định cư của người Hy Lạp trên nhiều vùng đất xa xôi, mà lịch sử gọi là Thời kỳ Hy Lạp hóa.

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.