Hồ băng trên dãy Himalaya tan chảy khiến 18 người Ấn Độ thiệt mạng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ít nhất 18 người thiệt mạng và gần 100 người mất tích hôm thứ Năm sau khi mưa lớn khiến hồ băng trên dãy Himalaya ở phía đông bắc Ấn Độ vỡ bờ, gây ra thảm họa tồi tệ nhất trong khu vực trong hơn 50 năm qua.
Hồ băng trên dãy Himalaya tan chảy khiến 18 người Ấn Độ thiệt mạng

Hồ Lhonak ở bang Sikkim (Ấn Độ) hôm thứ Tư đã tràn nước, gây lũ lụt lớn gây tác động tiêu cực tới cuộc sống của 22.000 người.

Các nhà chức trách Ấn Độ cho biết bang Sikkim đã ghi nhận lượng mưa 101 mm trong 5 ngày đầu tháng 10, cao hơn gấp đôi mức bình thường. Trước đó vào tháng 10 năm 1968, một trận lũ lụt tại Sikkim đã khiến khoảng 1.000 người thiệt mạng.

Các quan chức địa phương cho biết trận lũ lụt mới nhất trở nên trầm trọng hơn do nước xả ra từ đập Teesta V do nhà nước quản lý. Tính đến tối thứ Năm, 98 người mất tích, 17 người trong số đó là quân nhân.

Ước tính có tới 14 cây cầu đã bị cuốn trôi, cản trở hoạt động cứu hộ vốn đã bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn. Chính quyền bang Sikkim cho biết 18 trại cứu trợ đã được mở vào hôm thứ Năm để cung cấp thực phẩm và hỗ trợ y tế.

Chính quyền ở nước láng giềng Bangladesh đang trong tình trạng báo động. Một quan chức của nước này cảnh báo rằng 5 huyện ở phía bắc có thể bị ngập do mực nước sông Teesta dâng cao, chảy vào Bangladesh vốn nằm ở hạ lưu Sikkim.

Một đám mây lớn hôm thứ Tư đã gây ra một lượng mưa khổng lồ trong thời gian ngắn tại hồ Lhonak, cách thủ phủ Gangtok khoảng 150 km về phía bắc, gần biên giới với Trung Quốc, gây ra lũ quét tại thung lũng Teesta.

Dòng chảy từ các sông băng tan chảy thường đọng lại trong các hồ nước nông, bị giữ lại bởi đá và mảnh vụn. Rủi ro xảy ra khi một mực nước trong hồ vượt qua lớp hàng rào tự nhiên trước khi gây ra lũ lụt dưới các thung lũng.

Một báo cáo năm 2020 của Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia Ấn Độ cho biết các hồ băng đang phát triển và tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với cơ sở hạ tầng và cuộc sống ở vùng hạ lưu khi các sông băng ở dãy Himalaya đang tan chảy do biến đổi khí hậu.

Dãy Himalaya của Ấn Độ đã chứng kiến những trận mưa xối xả trong vài năm qua gây ra lở đất và lũ quét chết người, giết chết hơn 500 người chỉ trong năm nay và làm thiệt hại cơ sở hạ tầng.

Theo Reuters
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.